Phiên họp 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tránh tình trạng "luật khung, luật ống"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Về dự án Luật Thuế Giá trị Gia tăng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ băn khoăn về phạm vi quy định mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), nhất là đối với nông sản.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Phiên họp 28, sáng 18/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình Xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024.

Các dự án luật này gồm Luật Phòng, Chống Mua bán người (sửa đổi), Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Thuế Giá trị Gia tăng (sửa đổi), Luật Quản lý Vũ khí, Vật liệu Nổ và Công cụ Hỗ trợ (sửa đổi).

Liên quan đến một số ý kiến về dự án Luật Quản lý Vũ khí, Vật liệu Nổ và Công cụ Hỗ trợ (sửa đổi), thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết thực tế trong số 40.000 vụ phạm tội liên quan đến vũ khí và vật liệu nổ, có trên 58% các vụ án liên quan đến việc sử dụng dao và vũ khí thô sơ, các tội rất nghiêm trọng như giết người, bắt cóc, ma túy, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ. Trong số các vụ án này, có nhiều cán bộ, chiến sỹ Công an đang thi hành nhiệm vụ bị thương và hy sinh.

“Do đó, thực tế đặt ra rất cần thiết sửa đổi dự án Luật này," ông Lê Tấn Tới nhấn mạnh và đề xuất thông qua dự án Luật này trong một kỳ họp theo hình thức rút gọn.

Nhất trí với tờ trình của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất, tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng “cần phải đánh giá thêm các tác động." Theo đó, vấn đề quản lý hóa chất theo vòng đời cần được rà soát, đánh giá thêm các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước được giao nhiệm vụ này. Các giải pháp về nguồn lực để thực thi tránh chồng chéo, cũng cần có đánh giá tác động và phải làm rõ thêm.

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Phòng, Chống Mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ đồng tình về sự cần thiết sửa đổi Luật. Qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhận bị mua bán và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật cũng đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới cũng cần được thể chế hóa. Hiến pháp cùng các luật có liên quan đã được sửa đổi. Do đó, Luật này cũng cần được sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

“Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì lập đề nghị cần tiếp tục bổ sung ý kiến của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được giao nhiệm vụ tuyên truyền trong công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và một số bộ, ngành, địa phương khác có liên quan," bà Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý việc trình các dự án Luật phải tính toán về tổng thể. Trong các nghị quyết về Chương trình Xây dựng Luật, Pháp lệnh cần quy định rõ trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện xây dựng luật đối với trường hợp phát sinh chính sách mới hoặc có sửa đổi, bổ sung chính sách đã nêu cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, tuân thủ đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) liên quan chặt chẽ, tác động rất lớn đến sản xuất tiêu dùng, phòng, chống tội phạm… nên phải xin ý kiến, đánh giá tác động rất kỹ, nhất là những ý kiến của các hiệp hội người tiêu dùng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những cơ quan đại diện cho người sản xuất và người tiêu dùng.

“Không nên đặt ra những quy định làm khó cho doanh nghiệp và cho người dân trong quá trình này," Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh và lưu ý “phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Hóa chất có những vấn đề giao thoa về quản lý nhà nước cần phải làm kỹ," “cần cố gắng luật hóa được những nội dung lớn có trong các nghị định."

Về dự án Luật Thuế Giá trị Gia tăng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội băn khoăn về phạm vi quy định mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), nhất là đối với nông sản và lưu ý, quy định về thuế VAT nằm ở nhiều nghị định khác nhau nên cần rà soát luật hóa tối đa, tránh tình trạng “luật khung, luật ống," nhất là đối với luật về thuế. Hoàn thuế VAT cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp thu đầy đủ ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết liên quan đến tiền chất về sản xuất ma túy, tại hội nghị Interpol vừa qua cũng đã đề cập đến vấn đề này. Các loại ma túy tổng hợp mới gây những tác hại nguy hiểm cho xã hội.

Vấn đề mua bán người cũng diễn biến phức tạp, nhất là sau đại dịch COVID-19, có tình trạng tội phạm lợi dụng làn sóng di cư để mua bán người và thực hiện các hành vi phạm tội.

Đối với dự án Luật Thuế Giá trị Gia tăng (sửa đổi), hiện các vụ án lớn cho thấy sơ hở pháp luật đang diễn ra, do vậy Bộ Công an sẽ làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết nối dữ liệu của doanh nghiệp và dữ liệu thuế, cùng với dữ liệu dân cư sẽ giải quyết được những vấn đề còn gây băn khoăn hiện nay.

Đối với dự án Luật Quản lý Vũ khí, Vật liệu Nổ và Công cụ Hỗ trợ (sửa đổi), Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, không phải năm 2023 mới thực hiện việc nghiên cứu. Trong 5 năm qua, hàng năm đều có tổng hợp và kiến nghị về những sơ hở, bất cập trong quá trình áp dụng luật mà các đối tượng lợi dụng, nhất là trong hoạt động không gian mạng và sau đại dịch COVID-19 vừa qua. Vì vậy, việc nghiên cứu được phân tích kỹ theo các nhóm hành vi phạm tội.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi 4 dự án nói trên và cơ bản tán thành với nội dung các chính sách do Chính phủ đề xuất đối với 4 dự án luật. Hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ và các bộ lưu ý tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội trong quá trình xây dựng các dự án luật này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc bổ sung 4 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với các chính sách như trên.

Về tiến độ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, đối với dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 như Chính phủ đề nghị.

Đối với dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Đối với dự án Luật Quản lý Vũ khí, Vật liệu Nổ và Công cụ Hỗ trợ (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Trong quá trình chuẩn bị, nếu Chính phủ chuẩn bị tốt, đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 7 được các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên kết luận phiên thảo luận chung tại hội trường. Ảnh: Đức Thụy

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai: Bàn giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” để phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tập trung thảo luận tổ, thảo luận chung tại hội trường. Cũng tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành trả lời một số vấn đề cử tri quan tâm nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.