Phát triển du lịch dưới chân những "gã khổng lồ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rừng núi chập chùng, những cánh đồng xanh bao la, bầu trời cao nguyên rộng lớn và những trụ điện gió khổng lồ tạo nên ấn tượng đặc biệt cho một vùng đất. Nhưng làm thế nào khai thác vẻ đẹp của điện gió trong ngành kinh tế xanh để đạt "mục tiêu kép" trong phát triển du lịch là câu chuyện được Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Gia Lai nhấn mạnh trong ngày đầu năm.
?
Vẻ đẹp hùng vĩ của những cánh đồng điện gió thu hút du khách tham quan. Ảnh Phạm Quý

Ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh-cho biết: “Từ đầu năm 2021, những cánh đồng điện gió dần hình thành ở các địa phương như Chư Prông, Đak Đoa, Chư Pưh… đã làm nên sức hút với vẻ đẹp hùng vĩ, tạo ấn tượng mạnh về thị giác. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp du lịch giới thiệu, đưa điện gió vào danh mục sản phẩm du lịch. Nếu tổ chức được tour du lịch tham quan cánh đồng điện gió, đưa du khách trải nghiệm cảnh quan, không gian thiên nhiên sinh thái rộng lớn, đồng thời giới thiệu về nguồn năng lượng xanh sẽ tạo sự hấp dẫn đặc biệt”.

Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, trong năm 2022, du lịch cần nỗ lực để phục hồi  sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “Chúng ta cần thực hiện bằng được mục tiêu kép trong phát triển du lịch. Đó là vừa quảng bá, giới thiệu sản phẩm văn hóa, danh lam thắng cảnh, đồng thời phải đem lại lợi ích kinh tế từ hoạt động này, thu được tiền của du khách. Nếu chúng ta cứ quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch nhưng không mang lại lợi ích gì về mặt kinh tế, thu nhập cho người dân và ngược lại, nếu chỉ chăm chăm khai thác, thu tiền của du khách mà không bảo vệ, quảng bá giá trị văn hóa, di sản thì cũng không được. Hai mục tiêu này phải hài hòa, đi đôi với nhau”. Ông Nguyễn Hữu Quế cho rằng, doanh nghiệp cần sớm khai thác tour du lịch điện gió để không lãng phí tài nguyên. Đây là một sản phẩm mới, không bị trùng lắp nên có hấp lực lớn.
?
Những trụ tua bin gió như những gã khổng lồ trên cánh đồng xanh. Ảnh: Phạm Quý 

Những trụ điện gió trắng xóa, sừng sững giữa trời xanh, trong vùng chuyên canh nông nghiệp rõ ràng mang nhiều sức hút với người dân và du khách. Theo ý kiến của các đơn vị lữ hành, để chào bán một sản phẩm mới và du khách sẵn sàng móc ví chi trả, xung quanh các công trình điện gió cần có thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm. Ông Hoàng Phương-Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông du lịch Le Pleiku-nêu ý kiến: Các doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành với tỉnh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Muốn khai thác tour du lịch điện gió, ngoài cảnh quan có sẵn, cơ sở hạ tầng giao thông phải được chú trọng, bên cạnh đó là dịch vụ kèm theo. “Các địa phương có công trình điện gió còn phải đa dạng thêm sản phẩm, đầu tư nhà hàng, khách sạn, quầy bán đồ lưu niệm, hoạt động vui chơi giải trí… Chính quyền định hướng cho người dân khai thác loại hình dịch vụ phù hợp, đa dạng, đảm bảo phát triển bền vững, tránh tự phát. Có như vậy mới tạo sức hấp dẫn cho điểm đến, đồng thời tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-ông Hoàng Phương nhấn mạnh.

?
Những chiếc "cối xay gió" khổng lồ tô điểm cho cảnh quan thêm sinh động, hấp dẫn. Ảnh: Phạm Quý 

Từng tham quan cánh đồng điện gió Bạc Liêu-nơi được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, anh Nguyễn Thành Trung-đường Phan Đình Phùng (TP.Pleiku) so sánh: Nếu điện gió Bạc Liêu là dự án đầu tiên được xây dựng trên thềm lục địa ở khu vực Đông Nam Á thì điện gió Gia Lai lại độc đáo, ấn tượng bởi nằm trên cao nguyên hùng vĩ. Từ những trải nghiệm “mắt thấy tai nghe” về cách người dân làm du lịch, anh Trung cho biết: “Tôi cũng như nhiều du khách khi đến Bạc Liêu đều muốn tham quan công trình điện gió ven biển. Giá vé chỉ 10 ngàn đồng/người nhưng ngành Du lịch đã thu được số tiền không nhỏ với lượng du khách nườm nượp đổ về. Du lịch Gia Lai cũng có thể làm được điều tương tự nhưng cần có thêm sản phẩm, dịch vụ để tránh đơn điệu, nhàm chán. Ví dụ như trồng những cánh đồng hoa dưới chân các trụ điện gió, tạo thêm cảnh quan để du khách chụp ảnh hay kết hợp tour du lịch điện gió với các mô hình du lịch nông nghiệp vốn là thế mạnh của địa phương...”.  

?
Những dự án điện gió đang tiếp tục được thi công mang đến dấu ấn cho các vùng đất tại Gia Lai. Ảnh: Phạm Quý 

Vẻ đẹp cánh đồng điện gió thêm vào những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho du khách là sự kết nối thuận lợi đối với ngành Du lịch. Từ trung tâm TP. Pleiku, du khách có thể tham quan cánh đồng điện gió ở các địa phương và trở về trong ngày. Nhưng để đạt “mục tiêu kép” vừa phát triển vừa thu lợi và bảo vệ danh thắng, rất cần một tầm nhìn xa của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý.

MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.