Phát hiện cơ chế “tái chế” protein nhằm chống lại vi khuẩn ở cơ thể người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nghiên cứu cho thấy khi phá vỡ protein cũ, proteasome liên tục giải phóng các peptide kháng khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong tuyến phòng thủ đầu tiên và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

cochee.jpg
Các nhà nghiên cứu từ Israel đã phát hiện ra một vai trò phòng thủ miễn dịch đầy bất ngờ của proteasome. (Nguồn: Hans India)

Các nhà nghiên cứu từ Israel đã phát hiện ra một vai trò phòng thủ miễn dịch đầy bất ngờ của proteasome - một cấu trúc tế bào được biết đến với khả năng phân hủy và tái chế protein.

Theo công bố từ Viện Khoa học Weizmann (WIS) vào ngày 5/3, phát hiện này mở ra triển vọng phát triển các biện pháp mới để đối phó với bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh.

Nghiên cứu cho thấy khi phá vỡ các protein cũ, proteasome liên tục giải phóng các peptide kháng khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể và giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng các tế bào người với proteasome hoạt động hiệu quả có thể kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, trong khi việc ức chế hoạt động của proteasome lại tạo điều kiện cho nhiễm trùng lây lan.

Báo cáo lưu ý đối với những con chuột bị nhiễm bệnh, các peptide do proteasome sản sinh đã giúp giảm số lượng vi khuẩn, giảm tổn thương mô và thậm chí cải thiện tỷ lệ sống sót, đạt hiệu quả tương đương với các loại kháng sinh mạnh được sử dụng lâm sàng.

Nhóm nghiên cứu đã xác định hơn 270.000 peptide kháng khuẩn tiềm năng ẩn chứa trong 92% protein của con người, mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển các liệu pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao như người mắc ung thư hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.

Theo Linh Tô (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null