"Phải dồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với ngành Ngân hàng tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố mới đây.

Cần nghiên cứu giảm lãi suất cho vay

6 tháng đầu năm nay, tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng khá, ước tăng 7,54% so với cuối năm 2016. Đây là mức tăng cao so với các năm gần đây, thể hiện xu hướng phát triển tích cực và khả năng hấp thụ vốn tương đối tốt của nền kinh tế. Tại phiên họp trực tuyến, ông Lê Minh Hưng-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết: Trong nửa đầu năm nay, tín dụng đã tăng 7,54%. Nếu kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát tốt thì tín dụng có thể tăng cao hơn mục tiêu đề ra là 18%. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng tăng trưởng GDP năm nay là 6,7%.

 

Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Đức Thụy
Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Đức Thụy

Cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh với tỷ trọng khoảng 80%, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các dự án lớn, trọng tâm trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ (chiếm khoảng 50% tổng dư nợ); trong đó tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 19%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 22% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Tại Gia Lai, ước tính đến cuối tháng 6-2017, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 72.700 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 9% so với cuối năm 2016. Mức tăng trưởng này cao hơn so với mức bình quân cả nước là 7,54%. Hiện Gia Lai cũng là địa phương có dư nợ tín dụng đứng thứ 2 khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Riêng cho vay khối khách hàng doanh nghiệp hiện đã đạt 32.133 tỷ đồng, chiếm 44,2% tổng dư nợ. Thời gian qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, ngành Ngân hàng đã đẩy mạnh thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cũng như triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, nhờ đó dư nợ khối khách hàng này tăng lên đáng kể. Ước tính đã có khoảng một nửa số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh.

 

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang dành hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các chương trình tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa như: chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất cho vay thấp hơn 0,5-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường; chương trình cho vay phát triển khách hàng doanh nghiệp mới, chương trình siêu ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp, chương trình tiếp sức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… với lãi suất chỉ 6%/năm.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì các ngân hàng cho vay với lãi suất chỉ 4-5%/năm. Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề lãi suất, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng nghiên cứu giảm lãi suất cho vay để giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Không dồn vốn cho các “đại gia”

Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng không dồn vốn đầu tư cho “đại gia”, mà phải dành vốn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng phát triển, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Lồng ghép các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài việc giảm lãi vay, phải nghiên cứu giảm thêm các loại thuế, phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, các địa phương cần chú trọng và có nhiều biện pháp đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, không để xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng GDP. Do đó, phải cải thiện hiệu quả kinh tế khu vực tư nhân.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.