Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO) -Trong văn bản gửi Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989.

Theo văn bản, ngày 30-7, Sở GD-ĐT TP HCM có buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ thông qua giấy giới thiệu về việc xác minh quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt.

Trước đó, mạng xã hội xôn xao về bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba của ông Vương Tấn Việt, trong đó nhiều người nghi đây là bằng giả.

Trước đó, mạng xã hội xôn xao về bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba của ông Vương Tấn Việt, trong đó nhiều người nghi đây là bằng giả.

Sở GD-ĐT TP HCM đã phối hợp với đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ, gồm danh sách thí sinh tốt nghiệp bổ túc THPT và danh sách ghi tên ghi điểm của tất cả thí sinh dự thi khóa ngày 6-6-1989.

Kết thúc quá trình kiểm tra, Sở GD-ĐT TP HCM xác định ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm của kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của sở. Ông Vương Tấn Việt cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6-6-1989 của Sở GD-ĐT TP HCM.

Trước đó, mạng xã hội rộ lên nghi vấn liên quan bằng tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết thượng tọa Thích Chân Quang đã hoàn thành chương trình học tiến sĩ trước thời hạn, bảo vệ luận án vào tháng 12-2021.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.