Ông Phan Văn Vĩnh cùng các"ông trùm" đối mặt với mức án nào hôm nay?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau phần xét hỏi và trước khi tranh tụng hôm nay 21-11, VKSND tỉnh Phú Thọ dự kiến nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với ông Phan Văn Vĩnh cùng những "ông trùm" và các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ.
Hôm nay 21-11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) cùng 91 bị cáo khác tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50). 
Dự kiến trong ngày hôm nay, sau phần xét hỏi với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa là phần tranh tụng, trước khi tranh tụng, VKSND tỉnh Phú Thọ sẽ nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với các bị cáo: Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa; các "ông trùm" đường dây đánh bạc ngàn tỉ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cùng 88 bị cáo khác.
Ông Phan Văn Vĩnh trả lời HĐXX trong phần xét hỏi
Ông Phan Văn Vĩnh trả lời HĐXX trong phần xét hỏi
Trước đó tại phiên tòa ngày 20-11, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa liên tục khẳng định công ty CNC không phải là công ty bình phong của Bộ Công an. Theo ông Hóa, công ty CNC chỉ là công ty bình thường, hoạt động như các công ty khác theo luật doanh nghiệp.
Bị HĐXX truy hỏi, ông Hóa thừa nhận mình ký tờ trình xin thành lập công ty bình phong. Văn bản gửi Tổng cục phó Nguyễn Tiến Lực cũng là do ông Hóa ký, về việc C50 đóng góp 20% vốn vào CNC. "Tôi báo cáo lên anh Vĩnh và thứ trưởng là phải góp vốn" - bị cáo Hóa nói.
 
Ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa tại phiên tòa
Ông Hóa tiếp tục khai sau khi được các cấp phê duyệt, vị thứ trưởng đồng ý thì ông chỉ đạo cấp dưới ngày 10-10-2010 tiến hành các thủ tục ký bản ghi nhớ hợp tác với CNC. Qua đó, C50 sẽ đóng góp 20% và cử người tham gia. "Việc ghi nhớ đóng góp 20% nhưng thực tế không góp tiền vì để khi nào chúng tôi có điều kiện thì thực hiện" - ông Hóa khai.
Theo ông Hoá, CNC hoạt động theo luật doanh nghiệp, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. C50 chỉ hóa trang nghiệp vụ khi cần thiết, chỉ sử dụng khi cần và C50 cũng không bao giờ hướng dẫn Dương điều tra tội phạm. "Nhiều người nghĩ đây là công ty bình phong nhưng không là gì cả chỉ là phục vụ cho công an"- ông khai.
HĐXX tiếp tục truy hỏi: "Tháng 4-2017, bị cáo làm văn bản yêu cầu bị cáo Vĩnh ký hợp thức văn bản năm 2011 về C50 có đóng góp vốn?". Về việc này, ông Hóa khai sau khi không có vốn thì chỉ coi CNC là cơ sở bình thường, nhưng vẫn phải yêu cầu ông Vĩnh ký là do Cục hồ sơ sang hướng dẫn vì CNC chưa đăng ký hồ sơ. "Do trước đó chỉ có báo cáo miệng nên lúc đó bị cáo phải báo cáo để anh Vĩnh ký lại. Việc làm của tôi là sai về hành chính vì tôi làm sau, làm muộn và hợp thức hóa" - ông Hóa lý giải.
Khi HĐXX tiếp tục hỏi: "Bị cáo vẫn không thừa nhận CNC là công ty nghiệp vụ, vậy quá trình điều tra, bị cáo có bị bức cung nhục hình không, bởi các bản tự khai ở cơ quan điều tra, bị cáo đều nhận CNC là công ty bình phong".
Về việc này, ông Hóa cho rằng khi bị bắt, ông đang phải nằm viện. Vào trại giam, ông mất ngủ hàng tháng, đầu óc không tỉnh táo. 
 Ng. Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm