“Ông nông thôn mới” ở Glar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhiều năm qua, dân làng Dôr 1 (xã Glar, huyện Đak Đoa) vẫn thường gọi ông Yôl bằng cái tên trìu mến: Ông nông thôn mới! Là bởi, ông Yôl đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, tạo niềm tin và động lực giúp bà con chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Gương mẫu đi đầu

Năm 2011, xã Glar bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM. Cũng từ đây, ông Yôl là người luôn đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chủ động tham gia đóng góp xây dựng NTM. Đến năm 2016, xã Glar được công nhận đạt chuẩn NTM. Từ đó đến nay, ông Yôl tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay giữ vững các tiêu chí đã đạt, xây dựng thôn làng ngày càng khởi sắc.

Ông Yôl kể: Những năm trước, tuyến đường hơn 900 m từ làng ra khu vực trồng cà phê của người dân chỉ rộng khoảng 3 m, vào mùa mưa thì lầy lội gây khó khăn trong lưu thông. Năm 2022, ông cùng các thành viên Ban Nhân dân thôn đến từng nhà vận động người dân di dời hàng rào, đóng góp tiền và ngày công lao động, hiến đất hai bên để mở rộng tuyến đường lên 6 m. Riêng gia đình ông tự nguyện di dời hàng rào và hiến hơn 20 m đất (tính theo chiều ngang dọc tuyến đường), đồng thời đóng góp thêm tiền và ngày công.

Ông Yôl (bên phải) trao đổi với người dân làng Dôr 1 về việc hiến đất làm đường. Ảnh: N.H

Ông Yôl (bên phải) trao đổi với người dân làng Dôr 1 về việc hiến đất làm đường. Ảnh: N.H

Thấy ông chủ động tham gia, dân làng cũng đồng thuận làm theo, tự nguyện hiến đất, góp công làm đường bê tông. “Việc gì tốt và thuận lợi cho bà con thì mình đến từng nhà tuyên truyền, vận động. Bà con thấy được lợi ích nên không ngần ngại ủng hộ tiền, ngày công. Đến nay, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống bà con ngày một nâng cao”-ông Yôl vui vẻ nói.

Ông Kưm (làng Dôr 1) cho biết: “Khi nghe ông Yôl vận động, lại chứng kiến việc ông ấy tiên phong hiến đất, đóng góp tiền và ngày công để mở rộng tuyến đường nội thôn, tôi liền dịch chuyển hàng rào theo chiều ngang lô đất của gia đình khoảng 20 m mà không đắn đo gì. Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với đóng góp của người dân nên con đường được đổ bê tông giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi”.

Cũng theo ông Kưm, ông Yôl còn vận động dân làng đóng góp 60 triệu đồng và hơn 100 ngày công lao động xây dựng nhà vệ sinh, sân bê tông và mái hiên nhà văn hóa thôn. Đồng thời, ông cũng vận động bà con đóng góp 80 triệu đồng và hơn 250 ngày công làm tuyến đường bê tông ra khu vực sản xuất Đak Ong.

Xây dựng làng Dôr 1 ngày càng khởi sắc

Những năm qua, ông Yôl luôn tích cực tham gia các hoạt động của làng, nhất là trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đặc biệt, ông đã tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các tập tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc như: đan gùi, dệt thổ cẩm; vận động người dân mua bảo hiểm y tế; giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo đường làng, ngõ xóm sáng-xanh-sạch-đẹp.

Bản thân ông Yôl còn là một trong những tấm gương lao động giỏi. Hiện gia đình ông có 1 ha cà phê trồng xen 100 cây mắc ca, sầu riêng, chanh dây; gần 7 sào lúa nước và nuôi 7 con bò sinh sản. Mỗi năm, gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Ông Sing- Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dôr1 trao đổi cùng phóng viên. Ảnh: Nguyễn Hồng

Ông Sing- Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dôr1 trao đổi cùng phóng viên. Ảnh: Nguyễn Hồng


Ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã Glar: Xã Glar được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Đạt được thành quả này có sự đóng góp rất lớn của ông Yôl. Ông Yôl tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là những chính sách trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM.

Ông Sing-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dôr 1-cho hay: Ông Yôl là một trong những người đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là trong xây dựng NTM. Mới đây, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.