Nước mắm có sô đa công nghiệp gây hại sức khỏe người tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia, cần tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm có sử dụng sô đa công nghiệp, bởi sẽ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
Các loại phụ gia dùng trong công nghiệp đều bị cấm dùng chế biến thực phẩm ảnh: Như Ý
Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa xử phạt 4 cơ sở sản xuất, pha chế, kinh doanh nước mắm tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TPHCM với tổng mức xử phạt 782 triệu đồng do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trong số 4 cơ sở sản xuất pha chế kinh doanh nước mắm trên, có 3 cơ sở là Cty TNHH MTV Điều Hương (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), Cty TNHH Thực phẩm Tấn Phát (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) sử dụng hoạt chất công nghiệp trong quá trình sản xuất.
Cụ thể, các cơ sở trên sử dụng dung dịch bột ngọt Vedan, hóa chất Soda (Na2CO3) - hóa chất công nghiệp để trung hòa axit; dùng nước ép đầu tôm để chưng cất tạo ra “nước hoa cà”. Đây là loại dung dịch chấm hoặc nước mắm bán thành phẩm, nước dịch bổi cá… đạt tới 35-35 độ đạm. Các cơ sở này sau đó bán dung dịch này cho các cơ sở pha đấu nước mắm, nước tương.
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, sô đa (Na2CO3) có thể được dùng trong chế biến thực phẩm và cả công nghiệp. Vừa rồi, Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với công an phát hiện tại 3 công ty nói trên sử dụng sô đa công nghiệp là vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. 
Theo PGS Thịnh, nước mắm làm từ cá và muối. Tuy nhiên, trong quá trình đó, nhà sản xuất có thể sử dụng soda để hỗ trợ quá trình thủy phân nhanh hơn, đồng thời dùng để trung hóa a xít để vị nước mắm dịu hơn, không bị gắt. Bản chất sô đa thì giống nhau, nhưng sô đa công nghiệp thường dùng làm sơn, sản xuất xút… không cần tách bỏ các độc chất có thể kể đến như thủy ngân, chì cadimi, asen do không ảnh hưởng đến sản phẩm công nghiệp.
Nguồn sô đa công nghiệp được nhập từ nước nhiều nước, nên mức độ nhiễm tạp chất, kim loại nặng khác nhau. Trong khi đó, đối với sô đa dùng trong công nghiệp thực phẩm, phải qua quá trình tinh chế để loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng... để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. “Nếu dùng xút để sản xuất thực phẩm, nhẹ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, còn nặng có thể bị xử lý hình sự. Đây là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắm, sử dụng tùy tiện các chất mà không tuân thủ theo cảnh báo của Nhà nước về an toàn thực phẩm, gây hại sức khỏe cho người dân”, PGS Thịnh nói.
Lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, phụ gia dùng trong công nghiệp, nguyên tắc là không được dùng trong chế biến thực phẩm, kể cả chất tạo màu, như chất vàng ô (dùng trong công nghiệp sơn)… gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. 
Nam Khánh (TP)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.