Nữ sinh nguy kịch do uống trà sữa đã tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nữ sinh lớp 9 nguy kịch nghi do uống trà sữa đã tử vong sau 1 tuần điều trị.
 Bệnh nhân lúc được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 vào ngày 20.1
Bệnh nhân lúc được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 vào ngày 20-1
Như đã thông tin từ trước, gia đình bé T.T.U. (14 tuổi, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, trưa 11-1 bé U. đi chợ cách nhà gần 1 km và có ghé quán uống trà sữa. Sau đó về nhà bé ăn cơm với mẹ. Đến khoảng 2-3 giờ chiều thì bé xuất hiện triệu chứng vừa ói, vừa tiêu chảy và mệt. Chất ói ra màu xanh và thấy xuất hiện các hạt như hạt trà sữa.
Nhận thấy tình trạng không thuyên giảm, bé U. được chuyển vào Trung tâm y tế huyện Cam Lâm và BVĐK tỉnh Khánh Hòa chữa trị. Đến ngày 18-1, bé U. được chuyển vào Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại đây, BS Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi bị viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa và tổn thương đa cơ quan.
Người nhà nghi ngờ bé bị ngộ độc do uống phải trà sữa không rõ nguồn gốc. Ngay sau đó, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cam Lâm đang xác định nguyên nhân gây ngộ độc bệnh nhi.
Theo bác sĩ Trần Minh Thành - khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa chia sẻ thêm: “Sau khi em uống trà sữa thì xuất hiện tình trạng nôn ói. Ở Đài Loan đã từng phát hiện tình trạng bệnh nhân nhập viện, nôn ói như thế này, chụp phim mới biết hạt trân châu làm từ lốp xe hoặc đế giày”.
Sau một tuần điều trị, ngày 25-1, các bác sĩ Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết bệnh nhi T.T.U. đã tử vong.
Ngọc Quỳnh (saostar)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.