Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Canh tác xanh để nâng cao chất lượng sản phẩm

Sau khi tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình nông nghiệp xanh, năm 2024, Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp và dịch vụ An Lộc (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) bắt đầu ứng dụng công nghệ và sử dụng chế phẩm sinh học vào toàn bộ quy trình chăm sóc cây trồng.

Chị Phạm Thị Từ Vân-Giám đốc HTX-cho biết: “Chúng tôi dùng mật mía, bã đậu nành và giấm để chế tạo chế phẩm sinh học và sử dụng toàn bộ vào quy trình chăm sóc cây trồng. Không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, hạn chế sâu bệnh, việc làm này còn góp phần cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe người sản xuất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.

Ngoài ra, HTX cũng nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm để bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp”.

2vt.jpg
Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ mà vườn tiêu của thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang cho năng suất khá cao, hạn chế sâu bệnh hại. Ảnh: Thảo Nguyên

Trong khi đó, anh Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) chia sẻ: Ở thời điểm năm 2016, khi giá hồ tiêu lên đến 200 ngàn đồng/kg, bà con ở Nam Yang đổ xô trồng và và sử dụng nhiều phân hóa học. Hậu quả là nhiều vườn hồ tiêu bị xóa sổ, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đất bị thoái hóa.

Với mong muốn khôi phục sản phẩm đặc trưng của địa phương là tiêu sẻ Lệ Chí, anh Công đã tập hợp những người yêu nông nghiệp sạch cùng học hỏi những mô hình canh tác xanh, sạch và bền vững để môi trường đất được tốt hơn, cây phát triển thuận tự nhiên.

“Từ hướng đi này, chúng tôi thành lập HTX và bắt đầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ bằng cách cải tạo đất, tự ủ phân từ vỏ cà phê, phân bò và men vi sinh để bón cho cây trồng. Cách làm này đã giúp HTX giảm được 50% chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm”-anh Công cho biết.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang có 110 thành viên đang canh tác 120 ha cà phê và 80 ha hồ tiêu. Hầu hết diện tích này đều được canh tác theo hướng hữu cơ. Trong đó, 16 ha hồ tiêu được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA) và châu Âu (EU). Các sản phẩm chế biến sâu như tiêu đỏ hữu cơ Lệ Chí, tiêu sọ hữu cơ Lệ Chí, tiêu đen hữu cơ Lệ Chí đã đạt các chứng nhận OCOP 4 sao, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.

Theo ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường: Nông nghiệp xanh và sạch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất. Nhiều mô hình liên kết sản xuất xanh, sản xuất sạch, mô hình nông nghiệp hiện đại đã mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp tỉnh nhà.

Đến nay, Gia Lai đã nâng diện tích cây trồng sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, Rainforest, Organic… lên 256.000 ha. Đây là nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đóng góp cho công nghiệp chế biến và hướng đến xuất khẩu.

Hướng đến du lịch nông nghiệp

Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ An Lộc cho hay: Từ mô hình sản xuất sạch, sản xuất xanh, HTX đã tìm hiểu về phát triển du lịch canh nông, liên kết với các công ty du lịch để thu hút du khách, nhất là khách du lịch đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Với định hướng này, HTX sẽ liên kết với bà con nông dân để xây dựng các chuỗi sản xuất như chanh dây, cây ăn quả, vừa để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho việc chế biến các sản phẩm trái cây sấy, cũng vừa là để hình thành tour trải nghiệm đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương.

“Vừa qua, HTX đưa đoàn của Liên minh du lịch nông nghiệp bền vững (VSAA) đến khảo sát, tìm hiểu một số điểm có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn. Tại đây, các thành viên trong đoàn đánh giá cao về việc kết hợp giữa sản xuất với khai thác nguồn khách thường xuyên. Vấn đề còn lại là làm sao hướng bà con canh tác sạch, dựa trên một số mặt hàng nông sản thế mạnh của địa phương để phát triển du lịch”-chị Vân thông tin.

nong-nghiep-xanhdd.jpg
Vườn dâu tây Pleiku là địa điểm được nhiều trường mầm non lựa chọn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Ảnh: T.N

Tương tự, anh Đào Văn Toàn-Chủ vườn dâu tây Pleiku (hẻm 67 Chu Mạnh Trinh, TP. Pleiku) chia sẻ: “Chúng tôi áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, cam kết chỉ sử dụng phân bón và chế phẩm sinh học. Nhờ phương pháp hữu cơ mà hơn 8.000 m2 trồng ngoài trời và 600 m2 trồng trong nhà lồng phát triển tốt, chất lượng vượt trội. Ngoài bán cho các cửa hàng thực phẩm sạch, vườn còn đón nhiều người dân và du khách đến tham quan trải nghiệm”.

Mặc dù chỉ là những mô hình du lịch nông nghiệp tự phát do những nhà vườn tâm huyết tạo nên nhưng thu hút được sự quan tâm lớn của du khách và người dân trong tỉnh. Điển hình như: Moon’s Coffee Farm (phường Chi Lăng, TP. Pleiku); Huy Farm (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh); Farmstay Sâm Phát Ialy (huyện Chư Păh); Farm Mẹ Thu (huyện Đak Đoa)... Tại những nơi này, du khách có thể thưởng thức sản phẩm thu hoạch ngay tại chỗ hoặc mua về làm quà biếu.

Hiện nay, du lịch nông nghiệp còn nhiều dư địa. Tuy vậy, để phát triển du lịch nông nghiệp bền vững đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nông dân, chính quyền địa phương và người làm du lịch nhằm tạo ra mô hình du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.