Nông hội chăn nuôi dê xã Glar phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 1 năm sau ngày thành lập, Nông hội chăn nuôi dê xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từng bước phát huy hiệu quả, giúp các hội viên phát triển kinh tế.

Đầu năm 2016, gia đình ông Lơm (làng Dôr 2) bán bớt bò để chuyển sang nuôi thử nghiệm 5 con dê. Trong quá trình nuôi, nhận thấy đàn dê thích nghi với điều kiện địa phương, giá bán lại cao nên ông bắt đầu tăng đàn lên 9 con.

Ông chia sẻ: “Từ khi chuyển sang nuôi dê, tôi thấy hiệu quả rõ rệt và có thêm một nguồn thu nhập ổn định. Dê là loài ăn tạp, thức ăn là các loại lá, cỏ rất dễ kiếm, lại ít bị bệnh. Năm 2020, tôi tham gia Nông hội chăn nuôi dê của xã. Tại đây, tôi đã được hướng dẫn thêm cách xây dựng chuồng trại, đồng thời áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao”.

  Chị Mlơnh chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Vũ Thảo
Chị Mlơnh chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Vũ Thảo


Tương tự, gia đình chị Mlơnh (cùng làng) luôn duy trì đàn dê 8-10 con. Khi tham gia Nông hội, chị được các hội viên hỗ trợ tìm đầu ra với giá ổn định. Không những vậy, chị còn được chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi và cách phòng trừ bệnh trên đàn dê. Nhờ đó, 1 năm qua, đàn dê của gia đình chị luôn khỏe mạnh.

“Khi tham gia Nông hội, mình không còn lo lắng về đầu ra như trước nữa. Mỗi năm, tiền bán dê cũng đem về cho gia đình mình mấy chục triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình khá hơn trước nhiều”-chị Mlơnh bộc bạch.

Còn ông Thưm vui vẻ cho hay: “Gần 1 năm qua, đàn dê của gia đình tôi luôn duy trì khoảng 15 con. Vừa rồi, tôi xuất bán 5 con với giá 140 ngàn đồng/kg thu về gần 30 triệu đồng”. Theo ông Thưm, việc tham gia Nông hội sẽ giúp người nuôi ổn định đầu ra cũng như được chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ thịt dê trên thị trường rất lớn, giá dê thịt cũng như dê giống khá ổn định. Đến nay, các hội viên Nông hội đã xuất bán 80 con dê giống. Hiện giá dê giống trên thị trường đang dao động trong khoảng 190-240 ngàn đồng/kg, dê thịt 130-140 ngàn đồng/kg. Mỗi con dê thương phẩm xuất chuồng có trọng lượng 35-40 kg/con, người nuôi có thể thu về 5-6 triệu đồng.

Ông A Lững-Chủ nhiệm Nông hội chăn nuôi dê xã Glar-cho biết: Nông hội đã tập hợp các hội viên trên địa bàn cùng nhau học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi, cách phòng-chống bệnh trên đàn dê. Bên cạnh đó, các hội viên cũng giúp nhau về con giống, liên kết hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm. Từ chỗ chỉ nuôi theo kinh nghiệm, các hội viên đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao.

Lúc mới thành lập, Nông hội chỉ có 12 hội viên. Qua gần 1 năm hoạt động, Nông hội đã thu hút thêm 20 hội viên. Bà Nhêm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Glar-cho hay: Nông hội có 138 con dê giống và dê thịt. Quy mô bình quân trên 20 con dê/hội viên. Có gia đình hội viên nuôi đến 30 con dê.

“Thời gian qua, Hội Nông dân xã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và liên hệ các đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho hội viên. Đồng thời, Hội cũng thường xuyên vận động các hộ chăn nuôi phải luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng và tiêm phòng cho đàn dê phát triển khỏe mạnh”-bà Nhêm cho biết thêm.
 

VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.