Nông dân Xuân An tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vài năm gần đây, nhiều hộ ở xã Xuân An (thị xã An Khê) đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Hướng đi đúng đắn này đã giúp các hộ nâng cao thu nhập. 
Sau khi nắm bắt thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm, cuối năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3) đã chuyển đổi hơn 3 sào đất trồng dưa leo sang cây dâu tây giống Nhật Hana. 
Ông Cường cho hay: “Dưa leo giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định còn nhu cầu dâu tây trên thị trường khá cao. Trong khi đó, tại thị xã An Khê chưa ai trồng loại cây này. Do vậy, tôi quyết định đầu tư trồng dâu tây. Để hạn chế rủi ro, tôi mua 250 cây về trồng thử trên diện tích 500 m2. Dâu tây được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lại hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên sinh trưởng tốt. Hàng ngày, tôi thu được khoảng 3 kg quả, bán với giá 120-150 ngàn đồng/kg. Thu nhập từ cây dâu tây cao gấp 2-3 lần so với trồng rau màu. Thấy hiệu quả rõ rệt, tôi đã mở rộng diện tích trồng dâu tây lên 3 sào, đồng thời nhân giống để bán với giá 10.000 đồng/cây”. 
Cuối năm 2019, được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Văn Thơm (cùng thôn) đã phá bỏ 8 sào hồ tiêu không hiệu quả để chuyển sang trồng măng tây. Ông cho hay: “Vườn măng hiện cho thu hoạch bình quân 40 kg đọt/ngày. Đọt măng được Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân An thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình tôi thu về gần 40 triệu đồng/tháng”.
Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: N.M
Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: N.M
Ngoài chuyển đổi cây trồng, một số hộ dân xã Xuân An còn mạnh dạn nuôi các loại vật nuôi mới. Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1) cho hay: “Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi bò. Năm 2018, được bạn bè giới thiệu, tôi đã lên huyện Chư Prông học hỏi kinh nghiệm nuôi hươu lấy nhung. Cuối năm đó, tôi đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 5 con hươu về nuôi. Đầu năm 2019, hươu đực bắt đầu cho nhung, thu được 1 kg, bán giá 18 triệu đồng/kg”.  
Nhận thấy nhu cầu nhung hươu trên thị trường ngày càng cao, giữa năm 2019, anh Dũng mua thêm 5 con hươu và 1 con nai về nuôi. Theo anh Dũng, nhung hươu và nhung nai có giá trị dinh dưỡng ngang nhau nhưng giá nhung nai rẻ hơn 300 ngàn đồng/kg. Một con hươu đực cho nhung 1 lần/năm, bình quân 500 gram nhung/con. 
“Nuôi hươu gần giống với nuôi bò, hàng ngày cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng 1 tuần/lần nhằm hạn chế dịch bệnh. Thức ăn cho hươu và nai là các loại rau củ quả, cỏ, lá cây… Ngoài ra, thỉnh thoảng cần cho hươu, nai ăn lá xoan để trị giun sán”-anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài nuôi hươu, gia đình anh Dũng vẫn duy trì đàn bò thịt. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi.
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3, xã Xuân An, thị xã An Khê) thu nhập từ vườn dâu tây cao gấp 2-3 lần so với trồng cây rau hoa màu khác. Ảnh: N.M
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3, xã Xuân An, thị xã An Khê) thu nhập gần 40 triệu đồng/thàng từ vườn dâu tây. Ảnh: N.M
Ông Hồ Hữu Mạnh-Chủ tịch UBND xã Xuân An-cho biết: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hơn 25 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam, chanh dây, dừa, mít, măng tây, dâu tây. Những loại cây trồng này bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với việc chuyển đổi vật nuôi, toàn xã đã có khoảng 60% hộ dân đăng ký nuôi bò siêu thịt và 8 hộ nuôi cá lồng với 80 lồng. Các hộ đã áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, người dân đã mạnh dạn đưa các loại vật nuôi mới vào sản xuất. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của người dân, thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn người dân trồng rau VietGAP, nuôi cá theo hướng đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
NGỌC MINH 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null