Nông dân phía Đông tỉnh Gia Lai đón cơn "mưa vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều tháng nắng nóng, khô hạn, tối ngày 20-5, người dân các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai gồm các huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê phấn khởi đón cơn "mưa vàng”. Cơn mưa kéo dài, lượng mưa lớn không chỉ xua tan bầu không khí oi bức mà còn giải cơn khát cho hàng ngàn hec ta cây trồng. 
Nông dân phấn khởi đón cơn "mưa vàng”
Trời vừa hửng sáng, ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) đi quanh vườn kiểm tra cây ăn quả và lượng nước trong ao. Ông Thay cho hay: Nắng nóng cộng nhiệt độ cao làm cho cây khô héo, ao cạn trơ. Mong mỏi mưa từng ngày thì tối hôm qua trời đổ trận mưa như trút nước. Chỉ xuống áo mênh mông nước, ông Thay nói: “Ao này sâu 2 mét, rộng 1.000 m2 đã hết nước cả tháng nay. Nhờ cơn mưa tối hôm qua mà ao đã tích được 50% nước so với dung tích. Lượng nước tích được tuy chưa nhiều song giúp gia đình có nguồn nước tưới cho gần 1 ha cây ăn quả và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm”.
Ao của gia đình ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) mênh mông nước sau trận mưa tối ngày 20-5. Ảnh: Ngọc Minh
Ao của gia đình ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) mênh mông nước sau trận mưa tối ngày 20-5. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân huyện Kbang cũng chung niềm vui đón cơn "mưa vàng”. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla) cho biết: Gần 1 tháng trước, địa bàn có mưa nhưng lượng mưa rất ít, còn trận mưa chiều tối hôm qua khá lớn đem lại bầu không khí mát mẻ, tưới tắm cây trồng, con người cũng tươi tỉnh hẳn lên”. Còn ông Phạm Hồng Nam (thôn 2, xã Đak Hlơ) cho rằng, đối với nhà nông, cơn mưa tối hôm qua là cơn "mưa vàng” làm cho cây trồng phục hồi nhanh sau nhiều tháng khô hạn. “Nhiều hộ dân trong thôn còn có ý định tổ chức ăn mừng”-ông Nam hồ hởi nói.
Chủ tịch UBND xã Đak Hlơ, huyện Kbang-Bùi Phích chia sẻ: “6 tháng nay trên địa bàn mới có trận mưa lớn như vậy giúp đảm bảo nước sinh hoạt của người dân, phục hồi các dòng nước ngầm, tăng lượng nước tích trữ trong các ao, hồ đáp ứng nhu cầu nước cho cây trồng”.
Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho hay: Trận mưa chiều tối hôm qua kéo dài khoảng 3 giờ, rải ở hầu hết các xã, thị trấn, chỉ có xã Krong là không có mưa. Một số xã như Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Đông, Tơ Tung…lượng nước mưa đo được dao động từ 40-80 mm. Với lượng nước này, cây hoa màu, đậu, bắp, mía, mì được tưới đẫm đồng thời làm tăng lượng dự trữ nước trong các ao, hồ, bàu, đập, giúp bà con nông dân triển khai vụ mùa sắp tới thuận lợi hơn. 
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla, huyện Kbang) kiểm tra ruộng dâu tằm. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla, huyện Kbang) kiểm tra ruộng dâu tằm. Ảnh: Ngọc Minh
 
Giải cơn khát cho hàng ngàn hec ta cây trồng
Ông Huỳnh Văn Hoàng (thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đak Pơ) chia sẻ: “Chưa năm nào nắng nóng kéo dài, khắc nghiệt như năm nay. 1,2 ha mì của gia đình tôi trồng từ tháng 11-2019 luôn trong tình trạng héo rũ, còn đám ớt thường xuyên thiếu nước, cây kém phát triển. Trận mưa hôm qua lấy lại sức sống cho toàn bộ cây trồng của gia đình”.
Trận mưa tối ngày 20-5 đã giải cơn khát cho cây trồng còn tặng lượng nước ở ruộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Trận mưa tối ngày 20-5 đã giải cơn khát cho cây trồng còn tăng lượng nước ở ruộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ cho hay: “Vụ Đông Xuân năm 2019-2020, toàn huyện đã gieo trồng trên 7.454 ha cây trồng các loại. Nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cây trồng. Tại huyện Đak Pơ thời gian qua đã có một số cơn mưa cục bộ, lượng mưa không nhiều. Trận mưa chiều và đêm hôm qua khá lớn, đất đủ thấm, giải cơn khát cho cây rau màu. Sau trận mưa này, bà con sẽ xuống giống đậu, bắp, bón phân cho cây mía, cây mì”.
Tại xã xã Kông Yang, huyện Kông Chro, cơn mưa đã cứu sống trên 1.000 ha mía, mì, 100 ha cây bí, ớt, chanh dây, hơn 10 ha cây ăn quả và 200 ha cây keo, bạch đàn. Ông Vũ Văn Tĩnh-Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Nếu nắng nóng kéo dài thêm 1 tuần nữa thì toàn bộ cây trồng này khó mà trụ được”. 
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-Võ Văn Hưng cho biết: “Toàn huyện hiện có 1.909 ha mì, 469 ha cây ăn quả, 6.940 ha mía, 756 ha cây điều và khoảng 60 ha cây rau màu các loại. Mấy tháng nay, những loại cây trồng này luôn trong tình trạng thiếu nước, nhiều diện tích mía, mì héo úa gần như sắp chết thì trận mưa to rải đều ngày hôm qua đã giúp cây trồng hồi tỉnh, thêm sức để chờ những cơn mưa tới, nhờ đó mà giảm được thiệt hại do hạn hán gây ra”. 
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.