Nông dân làm giàu bằng trồng khoai tây hoa tím

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoai tây, thứ nông sản có tiếng của đất Đà Lạt đã được mở rộng xuống vùng phụ cận Đức Trọng, Đơn Dương. Trong đó, một giống khoai tây với màu hoa tím đã được nông dân trồng theo hợp đồng liên kết, mang lại thu nhập ổn định cho vùng đất đỏ màu mỡ.
Anh Dương Ngọc Vượng trong vườn khoai tây hoa tím

Anh Dương Ngọc Vượng trong vườn khoai tây hoa tím

Theo lời giới thiệu của anh Nguyễn Văn Thắng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng), khu vực thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh có nhiều nông hộ trồng khoai theo hợp đồng với các công ty thực phẩm, trong đó có thương hiệu PepsiCo. Thứ khoai được bà con gieo trồng là khoai tây có hoa tím, thân cao, cành cứng, năng suất cao và chống chịu bệnh tật khá tốt. Trồng theo hợp đồng, đầu ra của nông dân được đảm bảo, bà con có thu nhập ổn định, không lo cảnh được mùa mất giá, là liên kết sản xuất - bao tiêu nông sản rất hiệu quả của xã Hiệp Thạnh. Xã cũng động viên bà con thực hiện đúng nội dung hợp đồng, tuân thủ quy trình sản xuất, làm ra những củ khoai tây sạch, ngon.

Anh Dương Ngọc Vượng, nông dân thôn Bồng Lai cho biết, anh kí hợp đồng trồng khoai tây hoa tím với Công ty PepsiCo từ nhiều năm nay. Đây là thứ khoai tây được trồng vào mùa khô, xuống giống từ tháng 10 và tới Tết âm lịch thì thu hoạch, thời gian kéo dài khoảng 3,5 tháng/vụ. Anh Vượng cho hay, công ty hướng dẫn kỹ thuật cũng như hỗ trợ rất nhiệt tình. Rất nhiều nông hộ thuộc thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng và bà con nông dân xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương trồng khoai tây hoa tím theo hợp đồng với công ty. Riêng nhà anh Vượng, vụ khoai vừa qua, anh trồng tới 3 ha. Anh chia sẻ, trồng khoai tây hoa tím cũng không quá khác biệt so với các loại khoai tây khác, chỉ cần chú ý cân đối nước tưới và phân bón, đảm bảo độ ẩm và ngừa bệnh tốt là khoai cho năng suất cao. Hầu hết các vườn khoai đều được kéo hệ thống tưới tự động, đảm bảo lượng nước đầy đủ cho khoai phát triển. Cây khoai tây rất ưa phân hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ vừa giảm phân hóa học, vừa tăng năng suất, cũng như cây khỏe, củ to, bóng, đẹp.

Anh Lê Văn Thạnh, nông dân khu Bồng Lai đã trồng khoai tây theo hợp đồng cho Công ty PepsiCo từ vài năm nay. Vụ khoai 2022 - 2023, anh Thạnh trồng 1 ha khoai hoa tím. Anh đánh giá: “Đất Bồng Lai và khu vực quanh đây hợp với cây khoai tây, trồng khoai tây cho năng suất tốt, ngon. Trồng khoai với công ty ổn định, nông dân được hỗ trợ nhiều”.

Anh Thạnh cho biết, sau khi kí hợp đồng, công ty sẽ cung cấp giống, phân bón cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân từ khi làm đất cho đến lúc thu hoạch. Trong quá trình trồng, khi có vấn đề nảy sinh, cán bộ kỹ thuật cũng hướng dẫn bà con chu đáo. Nông dân thu hoạch xong, công ty mới trừ tiền giống và phân bón. Theo tính toán của anh Thạnh, như kết quả nhiều vụ trước anh trồng khoai cho công ty, năng suất của giống khoai tây hoa tím này rất cao. Anh tính, 1 ha có thể cho 40 tấn/vụ, cao hơn các loại khoai tây bình thường. Công ty kí hợp đồng “giá chết” là 11 ngàn đồng/kg, chi phí giống, phân bón khoảng 100 triệu đồng. 1 ha khoai có thể thu được từ 450 - 480 triệu đồng, trừ hết chi phí, công lao động, nhà nông đảm bảo lợi nhuận xấp xỉ 350 triệu trong vòng 4 tháng. Theo anh Thạnh, đây là một con số thu nhập rất khả quan trên vùng đất Bồng Lai. Đặc biệt, anh Thạnh đánh giá cao sự hỗ trợ của doanh nghiệp. Từ giống má, phân bón tới các vấn đề kỹ thuật, nông dân được cán bộ hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ. Anh Thạnh nhận định, so với một vài vùng khác, năng suất khoai tây tại Hiệp Thạnh cũng như Đạ Ròn cao hơn khá nhiều, nông dân có thu nhập cao từ khoai tây. Và phía doanh nghiệp cũng thực hiện hợp đồng rất minh bạch, cả hai phía nông dân - doanh nghiệp cùng nhận được hiệu quả từ liên kết.

Ông Nguyễn Kim Hành-Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam cho biết, sau hơn 10 năm gây dựng và phát triển chuỗi trồng khoai tây, năm 2022, doanh nghiệp này đã xuất khẩu thành công lô khoai tây đầu tiên với sản lượng 6.000 tấn trồng tại Lâm Đồng sang Thái Lan. Ông Hành đánh giá, thổ nhưỡng Lâm Đồng phù hợp với cây khoai tây, nông dân Lâm Đồng tích cực áp dụng quy trình canh tác do công ty hướng dẫn nên chất lượng khoai rất tốt, năng suất cao. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng liên kết với nông dân, tăng diện tích trồng khoai tây với hướng mở xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.