Nông dân Krông Pa phấn khởi vì mía được mùa, được giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm thu hoạch mía niên vụ 2023-2024 với tâm trạng phấn khởi khi được mùa, được giá.

Niên vụ 2023-2024, gia đình bà Vũ Thị Có (tổ 9, thị trấn Phú Túc) trồng hơn 20 ha mía. Theo bà Có, nhờ thời tiết thuận lợi, gia đình lại đưa máy móc vào sản xuất, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt nên năng suất mía cao hơn năm ngoái 10-15%. Hiện gia đình đã thu hoạch được 7 ha, năng suất đạt bình quân 80-100 tấn/ha, cá biệt có một số diện tích đạt 120-130 tấn/ha.

“Chi phí đầu tư trồng 1 ha mía hết khoảng 25-30 triệu đồng, còn nếu áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì tốn khoảng 40-45 triệu đồng. Với giá thu mua của nhà máy là 1,2 triệu đồng/tấn (cao hơn vụ trước khoảng 200 ngàn đồng/tấn) thì nông dân trồng mía có lãi 50-60 triệu đồng/ha”-bà Có nhẩm tính.

Tương tự, nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mà hơn 6 ha mía của gia đình ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) cho năng suất cao. Ông Thoát cho hay: Khoảng 4 năm trở lại đây, ông đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt. Vườn mía lưu gốc năm thứ 3 của gia đình ông vẫn đạt năng suất hơn 100 tấn/ha, còn diện tích mía trồng mới có thể đạt 130-140 tấn/ha.

“Chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ khoảng 7-10 triệu đồng/ha nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Chỉ cần 1 nhân công đi mở khóa van ở đầu bờ ruộng là có thể tưới nước cho 0,5 ha/lần. Trung bình 1 ngày đêm, tôi tưới nước được khoảng 2 ha.

Hệ thống này giúp tôi tiết kiệm khoảng 40% dầu diesel cho máy nổ, khoảng 50% nhân công và 40% lượng nước tưới. Năm nay, mía vừa được mùa, vừa được giá nên nông dân rất phấn khởi. Với hơn 6 ha mía, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình lãi trên 330 triệu đồng”-ông Thoát chia sẻ.

Ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) bên ruộng mía của gia đình. Ảnh: L.N

Ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) bên ruộng mía của gia đình. Ảnh: L.N

Xã Ia Mlah có tổng diện tích mía hơn 1.000 ha, tăng hơn 420 ha so với năm 2022. Để đảm bảo đầu ra, người trồng mía trên địa bàn xã đã liên kết sản xuất với nhà máy đường. Theo đó, người dân được hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và được bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Sỹ Trường (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah) cho biết: “Năm nay, gia đình tôi trồng 1,4 ha mía. Nhờ thời tiết thuận lợi, cây mía phát triển tốt, thu hoạch được 150 tấn. Với giá thu mua của nhà máy hiện nay gần 1,2 triệu đồng/tấn, trừ chi phí đầu tư, gia đình lãi khoảng 100 triệu đồng”.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Niên vụ 2023-2024, toàn huyện có hơn 3.200 ha mía, tập trung ở các xã: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Thời gian qua, người trồng mía trên địa bàn đã liên kết với các nhà máy đường để được hỗ trợ các giống mía chất lượng cao. Người trồng mía đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất nên năng suất cao hơn, bình quân đạt 84-100 tấn/ha, nhiều ruộng mía đạt 130-140 tấn/ha (cao hơn 10-15 tấn/ha so với vụ trước).

Hiện nay, các doanh nghiệp đang thu mua mía của người dân với giá 1,18 triệu đồng/tấn (cao hơn giá thu mua năm 2023 là 130 ngàn đồng/tấn). Theo tính toán của người dân, bình quân đầu tư cho 1 ha mía hết khoảng 41 triệu đồng.

Đến thời điểm này, người trồng mía trên địa bàn đã thu hoạch được khoảng 55% diện tích. Với năng suất và giá thu mua như hiện nay, người trồng mía lãi hơn 50 triệu đồng/ha.

Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mía. Ảnh: L.N

Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mía. Ảnh: L.N

“Việc tiêu thụ mía cũng thuận lợi khi nông dân đều được ký kết bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) và Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (thị xã Ayun Pa).

Do đó, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân chuyển đổi diện tích mì kém hiệu quả sang trồng mía. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hỗ trợ đầu tư, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để mở rộng vùng nguyên liệu”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.