Nông dân Hải Yang thu nhập cao từ xen canh cây mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trước thực trạng giá cà phê, hồ tiêu, cao su không ổn định, một số hộ dân ở xã Hải Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã chủ động trồng xen cây mắc ca. Đến nay, mô hình này đã khẳng định được hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

 Mỗi năm, ông Phạm Văn Vụ (thôn 1, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) thu nhập hơn 500 triệu đồng từ vườn mắc ca. Ảnh: Minh Phương
Mỗi năm, ông Phạm Văn Vụ (thôn 1, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) thu nhập hơn 500 triệu đồng từ vườn mắc ca. Ảnh: Minh Phương

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với huyện Đak Đoa hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật cho một số hộ dân tại xã Hải Yang trồng thí điểm cây mắc ca. Tham gia mô hình, gia đình ông Phạm Văn Vụ (thôn 1) trồng hơn 400 cây mắc ca xen trong hơn 2,5 ha cà phê. Sau gần 5 năm tích cực chăm sóc, năm 2018, ông thu được hơn 4 tấn hạt mắc ca tươi. Với giá bán 100-120 ngàn đồng/kg, ông thu về 400 triệu đồng. Năm 2021, vườn cây mắc ca cho thu hoạch được hơn 5 tấn, cộng với hơn 30 tấn cà phê tươi, gia đình ông Vụ có thu nhập hơn 600 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, 2 năm trở lại đây, gia đình ông Vụ thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm từ việc bán cây giống cho các hộ dân trên địa bàn. “Cây mắc ca phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây, ít tốn công chăm sóc và phân bón như các loại cây trồng khác. Đặc biệt, việc trồng xen còn tận dụng được diện tích đất trống của vườn rẫy, nước tưới, phân bón từ cây cà phê. Bắt đầu từ năm thứ 5 là có thu nhập ổn định, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Việc trồng cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi chi phí đầu tư lại thấp hơn”-ông Vụ phấn khởi nói.

Là một trong những hộ được hỗ trợ cây giống, tập huấn chuyển giao kỹ thuật để thực hiện mô hình trồng cây mắc ca, từ năm 2012 đến 2013, ông Ngô Mạnh Trường (thôn 1) đã trồng hơn 1.600 cây trên diện tích 5 ha cao su kém hiệu quả. Năm 2017, ông thu hoạch được 5 tấn hạt mắc ca tươi. Sau khi trừ chi phí, ông thu về hơn 400 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay, ông thu được 11 tấn, lợi nhuận hơn 950 triệu đồng. Từ năm 2020 đến nay, mỗi năm, ông còn ươm hơn 5.000 cây giống bán ra thị trường, riêng năm nay là 1 vạn cây, giá 50.000 đồng/cây giống. Hiện nay, mỗi năm, ông thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng từ cây mắc ca. Ông Trường khẳng định: “Trồng cây mắc ca ít tốn công chăm sóc, phân bón nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với các loại cây khác. Đến thời điểm này, cây mắc ca chưa cho thấy rủi ro gì, giá cả đầu ra ổn định, thương lái tìm mua tận rẫy. Cây trồng dễ chăm sóc, ít bệnh”.

 Mỗi năm, ông Ngô Mạnh Trường-thôn 1, xã Hải Yang thu nhập từ 5 ha trồng mắc ca trên 1 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phương
Ông Ngô Mạnh Trường (thôn 1, xã Hải Yang) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm từ 5 ha mắc ca. Ảnh: Minh Phương


Theo ông Nguyễn Văn Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Hải Yang: Toàn xã có 32 hộ trồng mắc ca với tổng diện tích hơn 40 ha. Với giá bán ổn định 100-120 ngàn đồng/kg, cây mắc ca đang mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không khuyến khích nông dân đầu tư trồng cây mắc ca theo kiểu tự phát. Bởi trước đây, người dân thường thấy lợi nhuận trước mắt, chạy theo thị trường mà bỏ cây này, trồng cây kia dẫn đến rủi ro cao. “Chúng tôi khuyến cáo bà con chỉ nên trồng xen, phát triển đa canh để đảm bảo lợi ích lâu dài, ổn định thu nhập kinh tế gia đình. Không nên phát triển ồ ạt mà trồng xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, lấy cây nọ để nuôi cây kia nhằm tránh rủi ro về giá cả, thị trường”-ông Thắng nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Kim Anh cho biết: Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 65 ha mắc ca, chủ yếu ở các xã: Hải Yang, Kdang, Ia Băng, Glar. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu UBND huyện định hướng đưa loại cây này vào mục tiêu trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán. Cây đa mục đích này vừa dễ chăm sóc, vừa tạo ra thu nhập cho người dân.


MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).