Nông dân Chư Sê mở rộng phương thức sản xuất hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc hướng dẫn, chuyển giao công thức sản xuất men vi sinh và phân bón hữu cơ, Nông hội sản xuất hữu cơ thị trấn Chư Sê đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân từ sản xuất truyền thống sang hướng hữu cơ.
Huyện Chư Sê có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu… Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, nhiều nông dân thường lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến cây trồng bị thiệt hại nặng. Để từng bước hình thành nền nông nghiệp hữu cơ, năm 2021, UBND thị trấn Chư Sê phối hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Đào Tiến Phát Gia Lai thành lập Nông hội sản xuất hữu cơ với 30 hội viên tham gia canh tác hơn 30 ha các loại cây chủ lực như: cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả. Theo đó, Công ty đã chuyển giao công thức sản xuất men vi sinh và phân bón hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp để người dân tự chế biến phục vụ cho vườn cây của gia đình.
Trước đây, ông Đào Tiến Tình-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đào Tiến Phát, Chủ nhiệm Nông hội đã tận dụng những phụ phẩm từ nông nghiệp để chế biến phân hữu cơ và men vi sinh bón cho cây trồng. Hiện tại, 30 ha khoai lang, cây ăn quả và cây dược liệu của gia đình ông đều được bón phân hữu cơ tự làm. Nhờ đó, sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ dễ dàng, giá bán cao hơn so với sản xuất thông thường. Nhận thấy giá vật tư nông nghiệp tăng cao, ông Tình phối hợp với UBND thị trấn Chư Sê cùng các Hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh huyện chuyển giao công thức sản xuất men vi sinh và phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học cho bà con nông dân. Bước đầu, nhiều hộ đã tạo ra sản phẩm men vi sinh và phân bón hữu cơ, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên một diện tích đất.
“Không chỉ hội viên tự sản xuất men vi sinh và phân hữu cơ mà nhiều hộ dân ở các xã khác cũng tự sản xuất theo hướng dẫn của tôi. Hiệu quả kinh tế mang lại rất tốt, chi phí đầu tư thấp hơn 60-70% so với sử dụng phân hóa học. Sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ làm cho đất tơi xốp, các loại vi khuẩn, nấm tuyến trùng trong đất không còn… Đặc biệt, lợi nhuận cao hơn, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người”-ông Tình cho hay.
Nhờ sử dụng men vi sinh và phân bón hữu cơ nên vườn sầu riêng của ông Nguyễn Tấn Lục (thôn 4, xã Ia Hlốp) phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhờ sử dụng men vi sinh và phân bón hữu cơ nên vườn sầu riêng của ông Nguyễn Tấn Lục (thôn 4, xã Ia Hlốp) phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Diệp
Để người dân tiếp cận thông tin, Nông hội đã lập nhóm Zalo trao đổi, giải đáp những thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm tự làm, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong việc sử dụng phân bón hữu cơ. Ông Nguyễn Tấn Lục (thôn 4, xã Ia Hlốp) cho hay: “Sau khi tham gia lớp tập huấn chế biến men vi sinh và phân bón hữu cơ do Nông hội tổ chức, tôi tự làm men vi sinh và phân bón hữu cơ. Vườn cây phát triển tốt, ít sâu bệnh gây hại”.
Theo ông Trần Văn Minh-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chư Sê: Mặc dù Nông hội mới đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại rất lớn khi người dân chuyển từ sử dụng phân bón hóa học sang phân hữu cơ và men vi sinh. Đây là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng đến phát triển bền vững.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: Nông hội sản xuất hữu cơ thị trấn Chư Sê đang trở thành mô hình điểm, giúp người dân tiếp cận sản xuất hữu cơ nhằm giảm chi phí vật tư đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế. Mô hình được Huyện ủy, UBND huyện đánh giá rất cao và khuyến khích người dân áp dụng trên các loại cây trồng chủ lực.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null