Niềm vui bên giọt nước làng Ktu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau một thời gian dài phải sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, đầu tháng 8 này, người dân làng Ktu (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai) rất phấn khởi vì được Huyện Đoàn Đak Đoa hỗ trợ xây dựng, cải tạo nguồn nước. Niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội khi giọt nước-biểu tượng văn hóa của dân tộc Bahnar-vẫn được tiếp tục giữ gìn.
 Thanh niên xã Kon Gang cùng dân làng Ktu chung tay xây dựng giọt nước mới. Ảnh: H.T
Thanh niên xã Kon Gang cùng dân làng Ktu chung tay xây dựng giọt nước mới. Ảnh: H.T
Già làng Huưch (78 tuổi) chia sẻ, ông không biết giọt nước của làng Ktu có từ khi nào, chỉ nhớ là từ lúc còn nhỏ đã thấy dưới bóng 3 cây đa cổ thụ xòe tán rợp bóng, dòng nước mát Ying Yông từ khe núi chảy về trong vắt. Dân làng khi đi làm về đều ghé vào giọt nước rửa tay chân hay tắm táp rồi lấy nước về dùng. Hàng năm, cứ vào đầu tháng 4, dân làng Ktu lại tổ chức lễ cúng giọt nước nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Yàng nước đã ban cho mình nguồn nước trong mát để có sức khỏe, không bị bệnh tật, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, theo thời gian, giọt nước đã xuống cấp. Mưa cuốn theo rác và lá cây khiến nước bị vẩn đục, có mùi hôi, không thể sử dụng. Trong khi đó, nhiều hộ dân vẫn thích sử dụng nguồn nước giọt trong các sinh hoạt hàng ngày dù nhà ai cũng đã có giếng đào. Ông Huưch nói: “Phần vì vào mùa khô giếng không đủ nước, phần bởi đối với đồng bào mình, giọt nước luôn là nét đẹp truyền thống, gắn chặt với đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc tự bao đời nên gắn bó lắm. Trước thực tế đó và thể theo nguyện vọng của bà con, tại các buổi tiếp xúc cử tri, tôi đã nhiều lần đại diện dân làng kiến nghị về việc tu sửa lại giọt nước cho làng”.
Anh Quết-Trưởng thôn Ktu-cho biết: Trong thời gian chờ đợi sự phản hồi từ phía chính quyền và các đoàn thể địa phương, để có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, cả làng đã họp lại và thống nhất khoan giếng, dẫn nước tạo thành một giọt khác cách giọt nước cũ chừng 100 m. “Vì trúng mạch ngầm nên chỉ mới khoan 7-8 m đã có nước, song cả làng quyết khoan sâu khoảng 60 m để nguồn nước dồi dào và ổn định hơn. Chúng tôi tự khoan cả thảy 5 lỗ như thế rồi dẫn nước theo ống ra dùng. Dù công trình này chỉ là tạm bợ nhưng bà con ưng bụng lắm vì đã có nguồn nước sạch hơn”-anh Quết kể lại.
Người dân phấn khởi vì được sử dụng nguồn nước sạch. Ảnh: Mộc Trà
Người dân phấn khởi vì được sử dụng nguồn nước sạch. Ảnh: H.T
Về phía Huyện Đoàn Đak Đoa, sau khi ghi nhận ý kiến từ buổi tiếp xúc cử tri, đơn vị đã phối hợp với UBND xã Kon Gang tiến hành khảo sát và xin ý kiến để triển khai đầu tư xây dựng giọt nước; coi đây là công trình thanh niên nhằm chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Đak Đoa lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2024. Anh Nguyễn Kim Quân-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện Đoàn-cho hay: Sau khi thống nhất phương án xây dựng theo đúng nguyện vọng của bà con, cuối tháng 7, công trình giọt nước làng Ktu được khởi công. Trên cơ sở giọt nước mới mà dân làng vừa khoan trước đó, lực lượng thanh niên xã Kon Gang và toàn thể dân làng Ktu đã tập trung đổ bê tông sàn, xây dựng ta luy chống sạt lở và bậc thang từ đường liên thôn đi xuống giọt; gia cố hệ thống ống dẫn nước, phát quang bụi rậm xung quanh…
Sau 2 tuần thi công, ngày 8-8, giọt nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí đầu tư khoảng 25 triệu đồng (do Huyện Đoàn hỗ trợ từ nguồn chi thường xuyên và xã hội hóa) và hơn 200 ngày công tình nguyện. “Từ ngày được hỗ trợ xây dựng giọt nước khang trang, dân làng phấn khởi lắm. Chúng tôi rất biết ơn Đoàn Thanh niên huyện Đak Đoa đã quan tâm giúp đỡ bà con vừa có được nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ hơn, lại vừa giữ được giọt nước của làng”-già Huưch xúc động tâm sự.
 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.