Niềm hy vọng mang tên Plei Thơ Ga

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những ngày cuối năm 2020, các nhà thầu đang tập trung hoàn thiện hệ thống thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Với thiết kế kỹ thuật hơn 10 triệu m3 nước, hồ Plei Thơ Ga điều tiết nguồn nước cho hệ thống thủy lợi cùng tên và đập dâng Ia Hlốp, cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người dân và nước tưới cho 1.620 ha cây trồng các loại.
 


Tổng khối lượng thi công đạt khoảng 90%

Sau khi Chính phủ đồng ý về chủ trương, UBND tỉnh có Quyết định số 614 ngày 8-6-2018 và Quyết định số 454 ngày 5-4-2019 phê duyệt, điều chỉnh dự án hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga. Theo đó, dự án này thuộc nhóm B, công trình cấp II, được xây dựng trên diện tích hơn 197 ha, do Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư, liên danh Công ty TNHH tư vấn Trường Đại học Thủy Lợi và Công ty TNHH Kiều Nguyễn tổ chức tư vấn.

Tổng mức đầu tư dự án gần 229 tỷ đồng, trong đó, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gần 15 tỷ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng 29 tỷ đồng, xây dựng hơn 170 tỷ đồng, thiết bị hơn 3,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư do ngân sách trung ương (Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020) cấp hơn 160 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 68 tỷ đồng.

Đường vào hồ Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Cư
Đường vào hồ Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Cư


Sau khi hoàn tất thủ tục theo quy định, dự án công trình đã được khởi công ngày 28-8-2019 (dự kiến hoàn thành vào ngày 30-12-2020). Các nhà thầu thi công dự án là Công ty TNHH một thành viên Đông Sơn, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Vạn Xuân, Công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi Gia Lai và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 468. Đến nay, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành hệ thống đường điện; hệ thống kênh chính dài hơn 7 km, kênh nhánh N2 dài hơn 1 km, kênh nhánh N4 dài 641 m; cống hộp ngầm lấy nước bằng bê tông cốt thép; đắp đập đất dài 490 m, bề rộng đỉnh đập 6 m, cao hơn 32 m; xây dựng tràn xả lũ bằng bê tông cốt thép rộng 26 m và các công trình phụ trợ khác.

Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: “Tổng khối lượng thi công hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga đạt khoảng 90%, còn một số phần việc chậm tiến độ so với kế hoạch là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mưa bão liên tục trong thời gian dài... Hiện các đơn vị quản lý, giám sát, thi công, giải ngân dự án đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành khối lượng thi công còn lại”.

Dự án nhiều ý nghĩa

Ngoài mục tiêu chính là tích trữ nguồn nước, chủ động lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân ở thị trấn Nhơn Hòa, xã Chư Don và Ia Dreng..., dự án hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga còn kết hợp nuôi trồng thủy sản, cải tạo cảnh quan môi trường, cắt giảm một phần lưu lượng đỉnh lũ vùng hạ du hồ chứa, phát triển du lịch...

“Nhiều lợi ích như vậy nên gần 800 hộ dân trong khu vực rất phấn khởi, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng khi công trình đi vào vận hành khai thác. Được các cấp, các ngành tận tình hướng dẫn, bà con chủ động liên hệ với cơ quan chức năng tự giác bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công, không có ai khiếu nại, thưa kiện gì về vấn đề này. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân xã Chư Don tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”-Bí thư Đảng ủy xã Chư Don Đặng Lê Minh cho biết.

 Thi công hoàn thiện tràn xả lũ hồ Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Cư
Thi công hoàn thiện tràn xả lũ hồ Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh). Ảnh: Hoàng Cư


Hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga đang trong giai đoạn về đích làm cho nhân dân trong vùng, nhất là bà con ở các làng: Plei Thơ Ga A, Plei Thơ Ga B, Ia Khưng và Lốp (xã Chư Don) thêm phấn khởi. Không giấu được niềm vui, ông Rah Lan Lung (làng Thơ Ga B) bộc bạch: “Thủy lợi Plei Thơ Ga đi ngang qua ruộng rẫy của nhà mình. Sang năm 2021, kênh dẫn nước vào ruộng giúp nhà mình có nhiều nước tưới cho hơn 3 ha cây trồng các loại, trong đó có gần 1 ha lúa”.

Khi hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga đi vào hoạt động, người dân thị trấn Nhơn Hòa và các xã: Chư Don, Ia Dreng sẽ được hưởng lợi trực tiếp cùng với các địa phương khác trong khu vực tưới. Ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho hay: “Từ khi được Chính phủ cho chủ trương đầu tư xây dựng dự án hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chư Pưh đều rất vui mừng và đồng thuận phối hợp thực hiện để dự án sớm đưa vào khai thác. Nhiều gia đình, thôn làng sẽ hưởng lợi từ dự án này. Năm 2021, huyện Chư Pưh có thêm niềm vui mới, trong đó có niềm vui hệ thống thủy lợi hồ Plei Thơ Ga trở thành hiện thực, góp phần quan trọng thúc đẩy huyện nhà phát triển nhanh và bền vững”.

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).