Những thói quen xấu gây hại cho tai của bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một số thói quen mà chúng ta thực hiện thường xuyên tưởng như vô hại lại vô tình khiến đôi tai bị tổn thương, viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới sa sút thính lực.

Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng
Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng



Nghe nhạc quá to

Theo Prevention, một thống kê từ các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu thế giới cho biết có đến 15% dân số trên thế giới ở độ tuổi từ 20 - 70 gặp các vấn đề về thính giác do thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh to quá giới hạn. Trong đó, những chiếc tai nghe là thủ phạm chính dẫn tới hiện tượng này.

Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe này phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng, từ đó làm khả năng nghe các âm thanh khác trong cuộc sống giảm sút. Cách để kiểm tra mức âm lượng tai nghe phù hợp hay chưa là nếu bạn dùng tai nghe mà người bên cạnh vẫn nghe thấy âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe đó thì bạn nên điều chỉnh âm lượng lại vì mức âm lượng này đã to vượt quá mức quy định.

Dùng tay ngoáy tai

Thói quen này hầu như ai cũng mắc phải. Theo các chuyên gia y tế, dùng tay ngoáy tai không chỉ làm tai trong bị tổn thương, ráy tai bị đẩy sâu hơn vào bên trong, mà còn trực tiếp đưa các vi khuẩn gây hại bám sẵn trên tay đi vào sâu trong tai, dẫn tới các vấn đề nguy hiểm như: viêm tai giữa, ngứa tai trong, rất khó chữa.

Các chuyên gia y tế còn cảnh báo, nếu bạn bị tiểu đường, nguy cơ hỏng thính lực còn tăng lên gấp bội do các vi khuẩn tiểu đường có khả năng phá hủy chức năng các mao mạch trong tai, làm hỏng dây thần kinh thính giác khiến tai không còn khả năng nghe bất kì âm thanh nào nữa.

Xỏ nhiều khuyên tai

Do da tai có nhiều nếp gấp, xỏ quá nhiều khuyên tai sẽ tạo ra các tổn thương trên vùng da tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập gây nhiễm trùng tai. Song song đó, việc sử dụng chất liệu khuyên tai không đảm bảo, có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Không khám tai định kì

Nhiều người có thói quen chỉ đi khám tai khi các vấn đề về tai đã cực kì nghiêm trọng. Một số người còn bỏ qua các triệu chứng bất thường về tai như: đau tai, tai ù và chỉ nghĩ đơn thuần một vài ngày sẽ khỏi. Tâm lý chủ quan này vô cùng nguy hiểm, bởi khi xuất hiện bất kì dấu hiệu lạ nào ở tai cũng cần phải đi khám để biết nguyên nhân chính xác, vì đôi khi các vấn đề ở tai còn liên quan trực tiếp đến mũi, họng, hàm răng do sự liên kết trực tiếp qua các dây thần kinh.

Dùng vật cứng, nhọn ngoáy tai

Bên cạnh thói quen dùng tay ngoáy tai, nhiều người còn có sở thích dùng các vật ngoáy tai bằng kim loại cứng, hoặc bất cứ đồ vật gì cứng nhọn như đầu bút, que nhọn, ghim giấy. Việc dùng những vật cứng này ngoáy tai sẽ làm vùng tai giữa bị tổn thương và đưa vi khuẩn vào gây viêm nhiễm tai giữa, nguy hiểm hơn là mất đi hoàn toàn thính giác.

Không vệ sinh tai hằng ngày

Cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể, đôi tai cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để việc tiếp nhận âm thanh được rõ ràng. Nếu bỏ quên đôi tai để mặc vi khuẩn, ráy tai tích tụ mà không xử lý, sẽ khiến lỗ tai bị bít, tắc dẫn đến ù tai, khó nghe các âm thanh và đau nửa đầu.

Ngọc Khuê

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.