Những nữ cựu chiến binh tỏa sáng giữa đời thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau những năm tháng chiến đấu trên chiến trường, nhiều nữ cựu chiến binh vẫn âm thầm bước tiếp hành trình cống hiến giữa đời thường. Họ là những người truyền cảm hứng bằng hành động, giữ lửa nghĩa tình nơi xóm nhỏ, người làm cầu nối yêu thương, người tham gia xây dựng đô thị văn minh...

Tri ân cuộc đời

Từng là người lính tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không ít lần bà Nguyễn Thị Tám (SN 1953, ở phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn) bị địch bắt và giam cầm. Dù phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, bà vẫn giữ vững lòng yêu nước sắt son. Chính tinh thần kiên cường ấy mà bà được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày.

Bà Nguyễn Thị Tám (bìa phải) cùng chị Đoàn Thị Minh Hiếu, Chủ tịch Hội LHPN phường Nhơn Hưng thăm, tặng quà cho phụ nữ địa phương mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Hội LHPN phường Nhơn Hưng

Bà Nguyễn Thị Tám (bìa phải) cùng chị Đoàn Thị Minh Hiếu, Chủ tịch Hội LHPN phường Nhơn Hưng thăm, tặng quà cho phụ nữ địa phương mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Hội LHPN phường Nhơn Hưng

Hòa bình lập lại trên quê hương, bà trở về với cuộc sống đời thường, lặng lẽ mưu sinh như bao người dân khác. Từ những vất vả của một thời nghèo khó, bà không ngừng nỗ lực vươn lên, dốc sức làm việc để ổn định kinh tế gia đình. Cuộc sống dần đủ đầy hơn cũng là lúc bà bắt đầu dành trọn tâm huyết cho những việc thiện nguyện, chia sẻ yêu thương với những mảnh đời kém may mắn.

Hằng tháng, bà Tám đều đặn tham gia nấu và phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại TTYT TX An Nhơn. Bên cạnh đó, bà cũng tích cực đồng hành cùng Hội LHPN phường Nhơn Hưng trong các hoạt động nhân ái, từ thăm hỏi, tặng quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ ốm đau, đến san sẻ yêu thương với trẻ em mồ côi, những mảnh đời cần chở che trong cộng đồng.

“Ngày còn trẻ, tôi luôn tự hào vì đã góp sức cùng đồng chí, đồng đội giành lại hòa bình cho quê hương, đất nước. Giờ đây, tôi nối dài hạnh phúc khi có thể mang lại niềm vui, tiếp thêm động lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Thấy người ta vui, lòng mình cũng ấm áp, hạnh phúc hơn gấp bội”, bà Nguyễn Thị Tám bày tỏ.

Tương tự, bà Lê Thị Ảnh (SN 1956, ở phường Thị Nại, TP Quy Nhơn) luôn dành nhiều tâm huyết cho những hoạt động thiện nguyện, hướng về cộng đồng. Nhiều năm qua, bà đều đặn đồng hành cùng Hội LHPN phường và thành phố trong các chương trình ý nghĩa như: “Đỏ lửa ngày Tết”, tặng quà và học bổng cho học sinh vượt khó, trao quà cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ dừng lại ở đó, bà còn tích cực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, chung tay xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng.

Bà Lê Thị Ảnh (bìa trái) phối hợp Hội CTĐ TP Quy Nhơn tặng quà cho trẻ em xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thạnh). Ảnh: Hội CTĐ TP Quy Nhơn

Bà Lê Thị Ảnh (bìa trái) phối hợp Hội CTĐ TP Quy Nhơn tặng quà cho trẻ em xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thạnh). Ảnh: Hội CTĐ TP Quy Nhơn

Theo bà Ảnh, bà sinh ra và lớn lên ở Hoài Châu Bắc (Hoài Nhơn), nơi thấm đẫm truyền thống cách mạng, gắn liền với những ký ức gian khổ và hào hùng. Ngày ấy, bà từng tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, tận mắt chứng kiến biết bao hy sinh, mất mát của đồng đội, bà lại càng thêm thiết tha với hòa bình. Vì thế, khi đất nước yên bình, công việc kinh doanh của gia đình thuận lợi, bà luôn mong muốn được sẻ chia, được cho đi nhiều hơn, như một cách tri ân cuộc đời và những tháng năm không thể quên.

Vun đắp, dựng xây quê hương

Dù chiến tranh đã cướp đi cơ hội làm mẹ, bà Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1954, quê ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, hiện sống tại phường Thị Nại, TP Quy Nhơn) vẫn luôn dành trọn tình thương cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ khuyết tật trên quê hương mình. Biết bà Tâm luôn sẵn lòng dang tay che chở, nhiều bậc cha mẹ ở Phù Mỹ đã tin tưởng, tìm đến nhờ bà chăm sóc và dìu dắt con em mình.

Trong số đó có chị Phạm Thị Bích Quyên (quê ở xã Mỹ Hiệp) không may bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, mang trong mình khiếm khuyết trí tuệ và suy dinh dưỡng bẩm sinh. Ngày mới đến, chị Quyên không thể đi đứng ngay ngắn, cũng chẳng thể nói tròn câu hay tự chăm sóc bản thân. Nhờ sự kiên nhẫn và tình thương vô điều kiện của bà Tâm, chị dần học được cách giao tiếp, tự lo cho bản thân và có thể làm những công việc nhà đơn giản.

Vì hoàn cảnh “đặc biệt” của chị Phạm Thị Bích Quyên (trái) nên bà Nguyễn Thị Minh Tâm (phải) quyết định nhận chăm sóc chị đến hôm nay. Ảnh: T.K

Vì hoàn cảnh “đặc biệt” của chị Phạm Thị Bích Quyên (trái) nên bà Nguyễn Thị Minh Tâm (phải) quyết định nhận chăm sóc chị đến hôm nay. Ảnh: T.K

Không chỉ riêng chị Quyên, bà Tâm còn mở lòng đón nhận, chăm sóc nhiều trường hợp khác. Bà không chỉ nuôi dạy, mà còn định hướng, khuyến khích các em học nghề, vững tin xây dựng một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.

Nhìn lại những tấm Huân chương kháng chiến, những kỷ niệm chương đã cũ, bà Tâm kể: “Khi còn bé xíu, tôi đã theo mẹ sống trong cảnh bị giam lỏng và nhiều lần cùng mẹ trốn thoát. Năm 12 tuổi, tôi nhận nhiệm vụ trinh sát, trực tiếp hoạt động trong lòng địch. Đến khi đất nước yên bình, tôi chỉ mong có thể góp một phần nhỏ bé để chăm lo cho thế hệ mai sau, nhất là những đứa trẻ chịu thiệt thòi”.

Cũng là một người lính trở về, bà Nguyễn Thị Táng (SN 1955, ở phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) luôn giữ trọn nghĩa tình với quê hương. Sau ngày đất nước hòa bình, bà tiếp tục cống hiến bằng những việc làm thầm lặng như: Phát động phong trào “CCB giúp nhau phát triển kinh tế”, tham gia tuyên truyền pháp luật, vận động người dân chấp hành tốt chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn thị xã và lập quỹ khuyến học tiếp sức cho thế hệ trẻ.

Không dừng lại ở đó, bà Táng còn khởi xướng nhiều mô hình dân vận khéo như: “Thắp sáng đường làng”, quản lý đoạn đường tự quản, “Không sử dụng túi ny lông dùng một lần”. Những mô hình ấy đã lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, góp phần làm cho khu phố ngày càng khang trang, sạch đẹp. Nói về những hoạt động của mình, bà Táng chia sẻ: “Dù đã rời quân ngũ nhưng đã là bộ đội Cụ Hồ thì tôi vẫn luôn sẵn sàng khi quê hương, người dân cần đến mình”.

***

Từ người lính kiên cường, những nữ CCB trở thành tấm gương sáng giữa đời thường, bền bỉ vun đắp yêu thương, thầm lặng dựng xây quê hương bằng nghĩa tình và lòng trắc ẩn. Những việc làm nhỏ bé nhưng đầy ấm áp của các bà, từ bữa cơm miễn phí, suất quà sẻ chia, bàn tay dìu dắt trẻ em thiệt thòi đến những mô hình giữ gìn môi trường, làm đẹp khu phố... đều là minh chứng sống động cho phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ - dù ở thời chiến hay thời bình, trái tim họ vẫn đong đầy trách nhiệm và yêu thương.

THẢO KHUY

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ tai nạn giao thông từ cầu tạm trên quốc lộ 25

Nguy cơ tai nạn giao thông từ cầu tạm trên quốc lộ 25

(GLO)- Trong quá trình sửa chữa cầu Sông Bờ (phường Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trên quốc lộ 25, đơn vị thi công đã xây dựng cây cầu tạm bên cạnh. Tuy nhiên, cây cầu tạm này lại có thiết kế dải phân cách khá kỳ lạ, giống như một chiếc “bẫy”, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

null