Những nguyên nhân phổ biến làm đau cơ liên sườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hầu hết chúng ta đều từng ít nhất một lần bị đau cơ liên sườn. Đây là tình trạng khá phổ biến, dẫn đến cảm giác đau nhói vùng xương sườn, đặc biệt là khi ho, hắt hơi hay uốn vặn người. Các trường hợp đau nhẹ và vừa có thể điều trị hiệu quả bằng một số phương pháp tại nhà.

Đau cơ liên sườn là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến các cơ ở giữa hai hoặc nhiều xương sườn. Cơn đau có thể gây khó khăn khi thực hiện các động tác cần dùng lực ở vùng sườn, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vận động quá sức có thể gây căng hoặc rách cơ giữ các xương sườn, dẫn đến đau cơ liên sườn. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Vận động quá sức có thể gây căng hoặc rách cơ giữ các xương sườn, dẫn đến đau cơ liên sườn. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Những nguyên nhân phổ biến gây đau cơ liên sườn gồm:

Căng cơ hoặc chấn thương

Rất nhiều trường hợp bị đau cơ liên sườn là căng cơ hoặc chấn thương do va đập vật lý. Căng cơ thường xảy ra do cử động đột ngột, ho quá nhiều hoặc sử dụng cơ liên sườn quá mức khi tập luyện, mang vác vật nặng.

Các hoạt động này khiến các cơ nằm giữa xương sườn có thể bị căng hoặc rách. Ngoài đau nhức, căng cơ liên sườn đôi khi gây sưng. Trong khi đó, chấn thương vật lý thường là do tai nạn, té ngã hay va đập khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh như võ thuật, bóng đá.

Chuyển động lặp đi lặp lại

Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại tác động đến vùng sườn cũng có thể gây đau cơ liên sườn. Nguyên nhân là do các động tác này có thể không quá mạnh nhưng vì thực hiện nhiều lần nên làm cơ bị kéo căng quá mức hoặc gây rách cơ liên sườn.

Loại đau này đặc biệt thể hiện rõ khi thực hiện lại các động tác lặp đi lặp lại đó. Người mắc cần phải nghỉ ngơi và hạn chế vận động vùng sườn để ngăn nguy cơ tổn thương cơ thêm nặng.

Tư thế kém

Tư thế kém, chẳng hạn như ngồi xiêu vẹo, là một nguyên nhân khác gây đau cơ liên sườn. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tư thế kém, chẳng hạn như ngồi xiêu vẹo, là một nguyên nhân khác gây đau cơ liên sườn. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tư thế kém, chẳng hạn như ngồi xiêu vẹo, là một nguyên nhân khác gây đau cơ liên sườn. Khi giữ tư thế này trong hàng giờ liền sẽ gây mất cân bằng cơ và tạo áp lực lên cơ liên sườn. Nếu tình trạng này không thay đổi và kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ liên sườn và làm tăng nguy cơ đau lưng, tổn thương đĩa đệm cột sống. Điều quan trọng là phải giải quyết thói quen tư thế sai và tìm cách điều trị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa chấn thương và giảm đau cơ liên sườn.

Những cơn đau liên sườn thông thường sẽ giảm nhanh khi được nghỉ ngơi, chườm đá và thực hiện động tác giãn cơ nhẹ nhàng. Trong trường hợp đau nặng thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol.

Nếu cơn đau kéo dài hoặc ngày càng nặng thì cần đến bác sĩ kiểm tra vì rất có thể đó không phải tổn thương vật lý hay căng đau cơ thông thường mà là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm dây thần kinh liên sườn, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.