Những loại gạo ngon nhất Việt Nam được giới thiệu tại Festival lúa gạo Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối  7/1, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V - Vĩnh Long năm 2021 (gọi tắt là Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V).

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, chiều 7/1, mọi công tác chuẩn bị khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V đã được hoàn thành.

Nơi tổ chức sẽ diễn ra tại đường Võ Văn Kiệt, phường 9, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.


 

 Cổng vào tham quan các gian hàng tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Cổng vào tham quan các gian hàng tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Rất nhiều loại lúa gạo được trưng bày tại tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Rất nhiều loại lúa gạo được trưng bày tại tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V. (Ảnh: Huỳnh Xây)


Theo Ban tổ chức, có gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V.

Trong đó, khu hội chợ triển lãm của các đơn vị tài trợ 100 gian hàng, khu triển lãm máy móc vật tư nông nghiệp 60 gian hàng, hội nông dân các tỉnh 40 gian hàng, doanh nghiệp huyện thị tỉnh Vĩnh Long 40 gian hàng, ngành lương thực Bộ NNPTNT 50 gian hàng, doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long 20 gian hàng, trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh 80 gian hàng…


 

Người dân giới thiệu gạo Song Ngọc tại gian hàng trưng bày. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Người dân giới thiệu gạo Song Ngọc tại gian hàng trưng bày. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Gạo chuyên dùng cho người ăn kiêng, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Gạo chuyên dùng cho người ăn kiêng, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp. (Ảnh: Huỳnh Xây)


Các gian hàng trưng bày nói trên là sản phẩm đặc trưng của nhiều địa phương, đã đạt nhiều chứng nhận uy tín trong và ngoài nước.

Ngoài triển lãm, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V còn diễn ra các hoạt động như hội thảo: "Sản phẩm OCOP & Phát triển ngành hàng lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới"; hội thi: "Gạo ngon thương hiệu Việt", "Món ngon chế biến từ gạo - nếp Việt Nam", chương trình "An sinh xã hội", tặng nhà đại đoàn kết cho những hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Hội thảo và các hoạt động ý nghĩa lần này nhằm giúp các địa phương, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học và nông dân nhìn lại chặng đường lúa gạo Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp chiến lược đưa lúa gạo Việt Nam phát triển ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V còn là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng nhằm phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới.


 

Gạo ST 25 ở Sóc Trăng. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Gạo ST 25 ở Sóc Trăng. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Gạo Hồi Tường của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Gạo Hồi Tường của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. (Ảnh: Huỳnh Xây)


Ông Nguyễn Văn Liệt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Trưởng ban tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ V đã chỉ đạo ngành chức năng, ngoài chú ý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,… thì hết sức lưu ý đảm bảo các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Theo phương án phòng chống dịch Covid-19 đưa ra, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, đã tiêm 2 mũi sau 14 ngày, F0 đã khỏi phải có giấy xác nhận của bệnh viện sau 14 ngày. Đối với khách tham quan phải khử khuẩn, sát khuẩn ở các cửa ra vào vực diễn ra sự kiện.

Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ V sẽ diễn ra đến ngày 10/1.

https://danviet.vn/nhung-loai-gao-ngon-nhat-viet-nam-duoc-gioi-thieu-tai-festival-lua-gao-viet-nam-20220107170528808.htm
 

Theo Huỳnh Xây (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.