Những "cửa hàng rau di động"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Vào buổi sáng, không khó để bắt gặp hình ảnh những phụ nữ dân tộc thiểu số với chiếc gùi trên lưng chứa đầy ắp các loại rau củ rong ruổi trên những tuyến đường Phố núi Pleiku. Những “cửa hàng rau di động” này giúp nhiều gia đình có nguồn thực phẩm tươi ngon và cũng mang lại một chút thu nhập cho chị em.
Hầu như ngày nào bà Puih H’Bunh (55 tuổi, làng Pleiku Roh, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) cũng dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị các loại rau củ nhà trồng để mang đi bán. Nhà chỉ có một khoảnh vườn nhỏ nhưng bà trồng nhiều loại rau quanh năm như: hành, xà lách, đậu cô ve, cải ngọt... Bà cho biết: “Nhà có ít người, rau dùng không hết nên mình tranh thủ đem đi bán để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Nhiều phụ nữ trong làng cũng làm vậy. Tuy có vất vả một chút nhưng bù lại, mình bán nhanh hơn. Mình cũng có thể đi đến nhiều con hẻm rao bán trực tiếp cho những gia đình bận rộn công việc không thể đến chợ. Rau tươi, sạch, an toàn nên người mua cũng yên tâm”.
Giống như bà H’Bunh, một số phụ nữ dân tộc thiểu số ở làng Pleiku Roh cũng chọn cách bán rau dạo. Đi lại có vất vả hơn ngồi một chỗ nhưng họ lại bán nhanh hơn. Chị Nguyễn Thị Minh Hiếu-khách hàng thường xuyên của bà H’Bunh-cho biết: “Do công việc bận rộn nên tôi thường mua rau để trong tủ lạnh dùng trong 2-3 ngày, nhất là ở giai đoạn dịch bệnh cần hạn chế đến nơi đông người. Mua chỗ quen biết nên yên tâm là rau sạch và tươi”.
Những phụ nữ dân tộc thiểu số bán rau củ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Huệ
Những phụ nữ dân tộc thiểu số bán rau củ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Huệ
Không chỉ buôn bán các loại rau củ do nhà trồng được, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống tại các làng vùng ven của TP. Pleiku còn đến khu vực chợ đêm trên đường Nguyễn Thiện Thuật (phường Diên Hồng) để mua các loại rau củ quả rồi gùi đi bán dạo. Em Puih H’Như (làng Plei Ốp, phường Hoa Lư) cũng tranh thủ những ngày hè gùi rau đi bán dạo để kiếm thêm tiền mua quần áo và sách vở chuẩn bị cho năm học mới. “Lúc đầu, em gặp rất nhiều khó khăn khi phải đi bộ nhiều với chiếc gùi đựng đầy rau trên vai. Nhiều lúc cũng ngại với bạn bè nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em phải cố gắng. Em cảm thấy rất vui khi mình có thể kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình”-H’Như chia sẻ. Nhà H’Như không có vườn rẫy, ba mẹ phải thường xuyên đi làm thuê nuôi 3 chị em ăn học. H’Như là chị cả trong nhà nên em muốn làm gì đó để giúp đỡ ba mẹ. H’Như cho biết: “Em thường dậy từ 5 giờ sáng nhận rau rồi gùi đi bán. Mỗi ngày, em đi bộ khoảng 10 km, khi nào hết rau mới về nhà. Nhiều bữa phải đến hơn 11 giờ mới bán hết rau nhưng bù lại, em kiếm được 150-200 ngàn đồng”.
Chị Lê Thị Hồng-một người buôn bán rau ở chợ đầu mối trên đường Nguyễn Thiện Thuật-chia sẻ: “Khu chợ này luôn nhộn nhịp từ 2 giờ sáng, người bán kẻ mua tấp nập, trong đó có nhiều chị em dân tộc thiểu số đến lấy rau mỗi sáng đưa đi bán dạo kiếm lời”.
CHÍ CÔNG

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.