Những chuyến xe 'thầm lặng' 'mùa' COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM. 18h. 'Reng… Reng… Reng'. Đầu dây, giọng nam gấp gáp: 'Tôi, bác sĩ Bằng. Khu A của ký túc xá Đại học Quốc gia có 2 ca từ nước ngoài về cách ly tập trung nghi nhiễm COVID-19. Sốt cao 38,5 độ, ho, đau ngực'.
Tài xế Trần Tuấn Anh tức tốc cùng nhân viên y tế đi đón người nghi nhiễm - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tài xế Trần Tuấn Anh tức tốc cùng nhân viên y tế đi đón người nghi nhiễm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đồ bảo hộ từ lúc mặc cho đến khi cởi ra tuyệt đối không được đụng. Dù nóng quá, mồ hôi chảy cay mắt cũng phải ráng chịu cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

Y sĩ LÊ QUANG TRÍ
Ngay lập tức, thông tin nóng được chị Trần Thị Thanh Trang - nhân viên điều phối tổng đài - "bắn" đến 3 trạm cấp cứu vệ tinh là Bệnh viện quận Thủ Đức, Bệnh viện quận 9, Bệnh viện quận 2, nhưng tất cả đang trong tình trạng "trên đường vận chuyển người đi cách ly".
Nhiệm vụ "kép"
Không thể chần chừ, một xe cứu thương cùng hai nhân viên nhanh chóng được điều động xuất phát từ Trung tâm cấp cứu quận 10 hụ còi lao về ký túc xá Đại học Quốc gia, nơi có 2 người nghi nhiễm COVID-19 đang đợi được vận chuyển đi cách ly.
Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, lượng người ở nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng nhiều cũng là lúc các nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 cùng các trạm cấp cứu vệ tinh rải khắp TP phải thay phiên nhau gồng mình túc trực suốt ngày đêm với nhiệm vụ kép: vận chuyển người đi cách ly điều trị và vận chuyển người bị bệnh, tai nạn đi cấp cứu.
Cùng với cả hệ thống ngành y tế, những ngày này bản thân họ chấp nhận phải mất đi từng giấc ngủ, đổ thêm rất nhiều mồ hôi để mau chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Đêm nay, nhiệm vụ chuyển người đi cách ly được giao cho hai chàng trai gồm tài xế Trần Tuấn Anh (29 tuổi) và y sĩ Lê Quang Trí (31 tuổi).
Với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm COVID-19, trước giờ lên đường họ có ít phút để khoác lên mình bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, phải đeo găng tay hai lớp, rồi khẩu trang và kính.
Bác sĩ Phạm Tất Phát - trưởng tua trực - cứ nhắc đi nhắc lại hai nhân viên phải hết sức cẩn thận. Rồi anh đi kiểm tra một lượt xem đồ bảo hộ có bị hở, rách gì không, mới gật đầu để họ lên đường.
Sau khi được đưa từ khu cách ly ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM về Bệnh viện quận Bình Thạnh đêm 22-3, người nghi nhiễm được khử khuẩn từ khi bước xuống xe - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau khi được đưa từ khu cách ly ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM về Bệnh viện quận Bình Thạnh đêm 22-3, người nghi nhiễm được khử khuẩn từ khi bước xuống xe - Ảnh: DUYÊN PHAN
Từng chuyển người xuống các khu vực tập trung ở Củ Chi, Cần Giờ và là "thổ địa" ở khu vực nội thành, nhưng ký túc xá Đại học Quốc gia quả thật xa lạ với hai nhân viên này. Không quen địa bàn, dọc đường đi y sĩ Trí gọi điện cho bác sĩ Bằng thông báo, đồng thời mở bản đồ lần dò đường đi nhanh nhất.
Và phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ, xe vào tới khu A của ký túc xá Đại học Quốc gia. Chỉ một lúc sau, y tá dẫn hai trường hợp này xuống bàn giao. Để đề phòng phát tán mầm bệnh (nếu có), cả hai đều ý thức mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay kín mít.
Hai ca nghi nhiễm này đều là nữ, một người 32 tuổi, người kia 24 tuổi. Cả hai đều ở Hà Nội, ra nước ngoài học tập và kinh doanh. Dịch bệnh bùng phát cả hai bay về Việt Nam từ ngày 20-3, sau đó được chuyển về cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.
"Sau 2 ngày cách ly, đến chiều nay cả hai đều có biểu hiện bất thường như sốt 38,5 độ, ho nhiều, đau rát cổ họng và khó thở", y tá trực tiếp chăm sóc họ nói.
Hoàn tất bàn giao, họ được y sĩ Trí hướng dẫn xách đồ lên ngồi trên hàng ghế phía sau buồng lái xe. Qua tấm kính cửa sổ, họ giao tiếp bằng cách giơ ngón tay để khẳng định: "Tất cả đều ổn".
Càng về khuya, gương mặt hai nhân viên y tế đều nhễ nhại mồ hôi. Nhưng vừa chuyển được hai người nghi nhiễm vào phòng cách ly của Bệnh viện quận Bình Thạnh, họ lại chạy vội về trung tâm để nhận lệnh vận chuyển những ca tiếp theo...
Niềm vui sau từng ca chuyển bệnh
Bác sĩ Phạm Tất Phát bảo rằng phần đông nhân viên trực chiến làm nhiệm vụ chuyển các ca nghi nhiễm COVID-19 đến các nơi đều có tuổi đời rất trẻ, vừa mới tốt nghiệp ra trường và gắn bó với trung tâm khoảng 2-3 năm nay.
Một tua trực thường khoảng 24 nhân sự gồm tài xế, y sĩ, điều dưỡng, bác sĩ, nhân viên điều phối tổng đài và kéo dài từ 7h tối đến 7h sáng hôm sau.
"Tùy tình trạng ca bệnh, tua trực sẽ quyết định điều phối bác sĩ hay y sĩ, điều dưỡng đi. Mỗi lần xuất xe đi thường mất nhiều thời gian, đặc biệt chuyển về các khu vực ngoại thành có khi mất cả 5-6 tiếng nên ai nấy đều mệt", bác sĩ Phát nói.
Khi lượng khách ở nước ngoài đổ về sân bay Tân Sơn Nhất ngày một nhiều, các chuyến vận chuyển người nhiễm, nghi nhiễm về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP và các khu cách ly tập trung ở Thủ Đức, Cần Giờ, Củ Chi... càng trở nên dày đặc. Có chuyến chỉ được phép đi một vài người, nhưng có chuyến lên đến 10 người.
"Như lúc sáng có 3 ca, trong đó 2 ca sốt nên để an toàn cũng phải xuất hai xe tách người sốt và không sốt ra riêng biệt", bác sĩ Phát chia sẻ.
Tổng đài viên Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM tập trung cao độ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tổng đài viên Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM tập trung cao độ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp - Ảnh: DUYÊN PHAN
Vừa có con nhỏ tròn 8 tháng tuổi, việc thường xuyên tiếp xúc với các ca nghi nhiễm là điều khiến y sĩ Lê Quang Trí luôn cảnh giác cao độ về sự an toàn mỗi khi bước về nhà.
"Từ mặc và tháo đồ bảo hộ sau mỗi lần vận chuyển đều phải rất cẩn trọng. Xong việc tôi đều rửa tay bằng cồn, xà bông sạch và tắm bằng nước nóng tại cơ quan trước khi về nhà. Bộ đồ mặc thường ngày đều phải được xử lý sát khuẩn trước khi tiếp xúc với con và người thân", Trí chia sẻ.
Một "bóng hồng" hiếm hoi trong tua trực ở Trung tâm cấp cứu 115 là bác sĩ Đồng Ngọc Hiền (26 tuổi). Ngày đêm đối diện các ca nghi nhiễm và nhiễm, Hiền nói "mình không lo sợ gì cả". Nhưng gia đình và người yêu cô lo lắng, "gọi điện căn dặn miết".
Đặc thù công việc khẩn cấp, thông tin ca nghi nhiễm và nhiễm cần vận chuyển có thể đến bất cứ lúc nào nên việc bỏ dở bữa ăn, giấc ngủ là chuyện quá đỗi bình thường với họ.
Suốt những ngày đưa du khách người nước ngoài về các khu cách ly, dù hơi mệt nhưng đổi lại Hiền bảo rằng cô được một niềm vui nho nhỏ từ cử chỉ lịch sự của du khách.
"Họ rất ý thức, tự trang bị đồ bảo hộ, đó là điều rất vui với những người ngày đêm làm công tác phòng chống dịch", Hiền chia sẻ.
Và dù đêm đã về khuya, khi dịch COVID-19 đang còn hoành hành thì Trung tâm cấp cứu 115 vẫn sáng đèn, vẫn thức để chống dịch cho người dân được ngủ...

Vận chuyển 220 ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 - cho biết đến nay đơn vị xuất xe vận chuyển 220 ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 từ sân bay Tân Sơn Nhất về các nơi như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP, một số khu cách ly ở các bệnh viện quận huyện và các nơi cách ly tập trung ở Quân đoàn 4, Cần Giờ, Củ Chi.

"Những ca đơn vị phụ trách chuyển đều có dấu hiệu nhiễm bệnh, có các triệu chứng lâm sàng cần phải được xét nghiệm để cách ly điều trị. Từ đầu mùa dịch đến nay, mỗi ngày các nhân viên đều được chia tua túc trực, khi có ca là ai nấy đều sẵn sàng lên đường bất kể ngày đêm, xa hay gần", bác sĩ Long chia sẻ.

Theo HOÀNG LỘC (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.