Những bức tranh về vẻ đẹp thiếu nữ Việt có giá bán kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phiên đấu giá sáng 26/5 tại nhà Christie's Hong Kong dường như được thiết kế để tranh Việt "tỏa sáng" khi có nhiều tác phẩm giao dịch với mức giá cao, có tranh đạt kỷ lục đấu giá.
 

 
 Bức Nue (Khỏa thân) của Lê Phổ được chọn làm tranh đại diện cho phiên đấu giá
Bức Nue (Khỏa thân) của Lê Phổ được chọn làm tranh đại diện cho phiên đấu giá "Thế kỷ 20 và Nghệ thuật đương đại" của nhà Christie's Hong Kong.Trước phiên đấu, giới sưu tầm nghệ thuật dự đoán bức tranh sẽ vượt mức 1 triệu USD. Sau khi gõ búa, tác phẩm giao dịch với giá 1,391 triệu USD. Đây là bức tranh có giá đắt nhất so với những tác phẩm Việt từng bán đấu giá. Năm 2017, một bức tranh của Lê Phổ lập kỷ lục cho tranh Việt đạt mức 1 triệu USD. Kỷ lục ấy nay được phá vỡ bởi bức Nue.
Nhiều tác phẩm của danh họa Việt được bán tại phiên đấu giá. Trong ảnh là bức tranh của Nguyễn Phan Chánh được bán với giá gần 444 nghìn USD.
Nhiều tác phẩm của danh họa Việt được bán tại phiên đấu giá. Trong ảnh là bức tranh của Nguyễn Phan Chánh được bán với giá gần 444 nghìn USD.
 Một tác phẩm của Tô Ngọc Vân vượt mức 1 triệu USD. Bức tranh Vỡ mộng giao dịch với giá 1,162 triệu USD.
Một tác phẩm của Tô Ngọc Vân vượt mức 1 triệu USD. Bức tranh Vỡ mộng giao dịch với giá 1,162 triệu USD.
Các tác phẩm của Lê Phổ tại phiên đấu giá đều có mức giao dịch tốt. Giá tranh Lê Phổ hiện thuộc hàng đắt nhất trong số tác phẩm nghệ thuật Việt bán đấu giá. Bức Tắm biển có giá 505 nghìn USD
Các tác phẩm của Lê Phổ tại phiên đấu giá đều có mức giao dịch tốt. Giá tranh Lê Phổ hiện thuộc hàng đắt nhất trong số tác phẩm nghệ thuật Việt bán đấu giá. Bức Tắm biển có giá 505 nghìn USD
Tranh lụa Mẹ và con của Mai Trung Thứ vẽ năm 1952, chữ ký và dấu của họa sĩ nằm ở góc dưới bên phải tranh. Tác phẩm bán với giá 151,3 nghìn USD.
Tranh lụa Mẹ và con của Mai Trung Thứ vẽ năm 1952, chữ ký và dấu của họa sĩ nằm ở góc dưới bên phải tranh. Tác phẩm bán với giá 151,3 nghìn USD.
 Lê Thị Lựu được coi là kỳ nữ của hội họa Việt Nam. Bà là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt. Tranh của Lê Thị Lựu cũng thuộc hàng đắt giá của Việt Nam. Bức tranh Mẹ và con được bán với giá 207 nghìn USD.
Lê Thị Lựu được coi là kỳ nữ của hội họa Việt Nam. Bà là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt. Tranh của Lê Thị Lựu cũng thuộc hàng đắt giá của Việt Nam. Bức tranh Mẹ và con được bán với giá 207 nghìn USD.
Lương Xuân Nhị là giáo sư, nhà giáo nhân dân nổi tiếng với các bức tranh chân dung thiếu nữ và phong cảnh sinh hoạt mang vẻ đẹp bình dị của tâm hồn Việt. Bức tranh Gia đình ngư dân có giá 496,8 nghìn USD.
Lương Xuân Nhị là giáo sư, nhà giáo nhân dân nổi tiếng với các bức tranh chân dung thiếu nữ và phong cảnh sinh hoạt mang vẻ đẹp bình dị của tâm hồn Việt. Bức tranh Gia đình ngư dân có giá 496,8 nghìn USD.
Tác phẩm Ông quan của Vũ Cao Đàm được bán với giá 238,8 nghìn USD.
Tác phẩm Ông quan của Vũ Cao Đàm được bán với giá 238,8 nghìn USD.
 Mai Trung Thứ là một trong nhóm tứ kiệt hội họa Việt sống tại Pháp. Tác phẩm Giấc ngủ của ông được bán với giá 318,5 nghìn USD.
Mai Trung Thứ là một trong nhóm tứ kiệt hội họa Việt sống tại Pháp. Tác phẩm Giấc ngủ của ông được bán với giá 318,5 nghìn USD.
 Tranh Cô gái Việt Nam của Trần Văn Cẩn vẽ năm 1937 được bán với giá 143,3 nghìn USD.
Tranh Cô gái Việt Nam của Trần Văn Cẩn vẽ năm 1937 được bán với giá 143,3 nghìn USD.
 Nguyễn Gia Trí là một trong bộ tứ danh họa Việt Nam (Trí, Lân, Vân, Cẩn). Hai bức tranh sơn mài của ông đã được coi là bảo vật quốc gia. Trong ảnh, bức sơn mài khắc họa vẻ đẹp hai thiếu nữ được bán với giá 51 nghìn USD.
Nguyễn Gia Trí là một trong bộ tứ danh họa Việt Nam (Trí, Lân, Vân, Cẩn). Hai bức tranh sơn mài của ông đã được coi là bảo vật quốc gia. Trong ảnh, bức sơn mài khắc họa vẻ đẹp hai thiếu nữ được bán với giá 51 nghìn USD.
Nguyễn Tư Nghiêm là danh họa nổi tiếng trong bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái. Tranh của ông là sự kết hợp hài hòa của bố cục chặt chẽ của phương Tây và cách dùng màu đậm chất Việt. Múa cổ là đề tài mà Nguyễn Tư Nghiêm theo đuổi trong nhiều năm. Bức tranh Múa cổ được bán với giá 27,1 nghìn USD.
Nguyễn Tư Nghiêm là danh họa nổi tiếng trong bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái. Tranh của ông là sự kết hợp hài hòa của bố cục chặt chẽ của phương Tây và cách dùng màu đậm chất Việt. Múa cổ là đề tài mà Nguyễn Tư Nghiêm theo đuổi trong nhiều năm. Bức tranh Múa cổ được bán với giá 27,1 nghìn USD.



Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.