Nhóm nhà khoa học 'sống thử ở sao Hỏa' 378 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhóm nhà khoa học sống trong môi trường mô phỏng sao Hỏa hơn một năm, nhằm phục vụ cho dự án nghiên cứu về những điều cần thiết để đưa con người lên hành tinh đỏ.

Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhóm 4 nhà khoa học tình nguyện "sống thử" trong boongke mô phỏng điều kiện trên sao Hỏa ở Houston (bang Texas, Mỹ) được đưa ra ngoài sau 378 ngày.

"Các bạn đã sẵn sàng ra ngoài chưa?", chuyên gia của NASA gõ mạnh ba tiếng vào cánh cửa phòng thí nghiệm và hỏi nhóm các nhà khoa học bên trong.

Nhóm nhà khoa học phát biểu sau khi ra khỏi boongke mô phỏng môi trường sống ở sao Hỏa. (Ảnh: AFP)

Nhóm nhà khoa học phát biểu sau khi ra khỏi boongke mô phỏng môi trường sống ở sao Hỏa. (Ảnh: AFP)

Anca Selariu, Ross Brockwell, Nathan Jones và trưởng nhóm Kelly Haston bước ra trong tiếng hò reo của mọi người. Họ đã dành 378 ngày bị nhốt bên trong môi trường sống "sao Hỏa" nhằm phục vụ cho nghiên cứu của NASA về những điều cần thiết để đưa con người lên hành tinh đỏ.

Họ đã trồng rau, thực hiện "chuyến đi bộ trên sao Hỏa" và hoạt động trong điều kiện mà NASA gọi là "những tác nhân gây căng thẳng bổ sung" - chẳng hạn như sự chậm trễ trong giao tiếp với Trái đất, sự cô lập và mất tự do.

Đây là loại trải nghiệm có thể khiến bất kỳ ai phải rùng mình, nhưng cả bốn người đều rạng rỡ khi xuất hiện trở lại vào ngày 6/7. “Xin chào. Thật tuyệt vời khi được chào bạn”, trưởng nhóm Haston, một nhà sinh vật học nói và cười.

Môi trường sống mô phỏng sao Hỏa này được gọi là Mars Dune Alpha, là cơ sở in 3D rộng 160 m2, đầy đủ phòng ngủ, phòng tập thể dục, khu vực chung và trang trại thẳng đứng để trồng thực phẩm.

Một khu vực ngoài trời (nơi này vẫn được che kín, tách biệt với thế giới bên ngoài), được trải đầy cát đỏ và là nơi nhóm mặc đồ bảo hộ để thực hiện "đi bộ trên sao Hỏa".

"Họ đã dành hơn một năm trong môi trường sống này để thực hiện các nghiên cứu khoa học quan trọng, phần lớn là về dinh dưỡng và tác động đến cơ thể… khi chúng tôi chuẩn bị cho kế hoạch đưa con người lên hành tinh đỏ", ông Steve Koerner, Phó giám đốc Trung tâm không gian Johnson thuộc NASA, phát biểu trước đám đông.

"Tôi thực sự rất cảm kích", ông Steve Koerner bày tỏ.

Đây là phần đầu tiên trong chuỗi ba nhiệm vụ do NASA lên kế hoạch, được đặt tên là CHAPEA.

Trước đó, một sứ mệnh khác kéo dài một năm mô phỏng sự sống trên sao Hỏa cũng được thực hiện vào năm 2015 - 2016 tại một môi trường sống ở Hawaii. Khi đó NASA có tham gia vào sứ mệnh này, nhưng họ không phải là người chỉ đạo.

Theo chương trình Artemis, Mỹ thực hiện kế hoạch đưa con người trở lại Mặt Trăng để tìm hiểu cách sống lâu dài ở đó nhằm chuẩn bị cho chuyến đi tới sao Hỏa, vào khoảng cuối năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi số: Động lực để phát triển

Chuyển đổi số ở Gia Lai, động lực phát triển

(GLO)- Gia Lai đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo 3 trục: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.