Nhiều trường trọng điểm Việt Nam vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong 17 đơn vị được xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á có nhiều ĐH vùng thay vì chỉ ĐH tại TP.HCM và Hà Nội "áp đảo", phản ánh bức tranh thứ hạng đa dạng.

Trường ĐH Văn Lang vừa tăng hơn 200 bậc trong bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á năm 2025
Trường ĐH Văn Lang vừa tăng hơn 200 bậc trong bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á năm 2025

Trải dài nhiều địa phương, lĩnh vực

Tổ chức QS (Anh) ngày 6.11 công bố bảng xếp hạng Đại học tốt nhất châu Á năm 2025. 17 là tổng số trường của Việt Nam được xếp hạng, trong đó có hai đại diện mới góp mặt là Trường ĐH Mở TP.HCM (hạng 701-750) và Trường ĐH Vinh (851-900). Trong khi đó, với các gương mặt cũ, 5/15 ĐH bị tụt hạng, phần lớn là những đơn vị tư thục (trừ Trường ĐH Văn Lang).

Cụ thể, trong 984 ĐH châu Á tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, ĐH Duy Tân ở Đà Nẵng dẫn đầu Việt Nam ở thứ hạng 127, giảm 12 bậc so với năm 2024. Xếp sau đó, ĐH Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP.HCM lần lượt tăng 26, 36 bậc để xếp hạng 161, 184. Trong số 200 ĐH hàng đầu châu Á còn có Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở TP.HCM, đứng thứ 199 sau khi giảm 61 bậc so với trước đó.

Tiếp theo, trong nhóm 300-500 theo thứ tự có các trường ĐH và ĐH: Nguyễn Tất Thành (hạng 333), Huế (348), Kinh tế TP.HCM (369), Bách khoa Hà Nội (388), Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (421-430), Đà Nẵng (421-430), Giao thông vận tải (481-490), Văn Lang (491-500). Nhóm 501-900 thì có các trường: Công nghiệp TP.HCM (501-520), Cần Thơ (521-540), Mở TP.HCM (701-750), Sư phạm Hà Nội (751-800), Vinh (851-900).

Đáng chú ý, một số trường Việt Nam đạt điểm tối đa hoặc gần như tối đa ở tiêu chí trích dẫn trên mỗi bài báo khoa học: Duy Tân, Tôn Đức Thắng (100 điểm), Kinh tế TP.HCM (99,8), Công nghiệp TP.HCM (97,3). Còn ở tiêu chí mạng lưới nghiên cứu quốc tế, các trường dẫn đầu là Tôn Đức Thắng (99,8), Duy Tân (98,9), Quốc gia Hà Nội (87,2) trong khi các đơn vị còn lại chỉ dao động từ 5,9-69,1 điểm.

Về khía cạnh danh tiếng với nhà tuyển dụng, các thứ hạng đứng đầu thuộc về Quốc gia TP.HCM (66,5 điểm), Duy Tân (64,1), Quốc gia Hà Nội (57,3) còn các trường khác dao động từ 15,7-45,8. Còn ở tiêu chí giảng viên có bằng tiến sĩ, ĐH Bách khoa Hà Nội bứt phá với 58,6 điểm, trong khi những đại diện còn lại chỉ từ 1-26,5 và một số đơn vị thậm chí còn không được tính điểm ở tiêu chí này.

Trường ĐH Vinh, một ĐH vùng mới thuộc các trường trọng điểm Việt Nam lần đầu góp mặt ở bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á năm nay
Trường ĐH Vinh, một ĐH vùng mới thuộc các trường trọng điểm Việt Nam lần đầu góp mặt ở bảng xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á năm nay

Cùng ngày, QS cũng công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất Đông Nam Á năm 2025. Trong 100 vị trí đầu tiên, Việt Nam có 14 trường góp mặt, cao nhất là ĐH Duy Tân (hạng 26) và thấp nhất là Trường ĐH Cần Thơ (đồng hạng 90). Còn trong 10 vị trí đầu, đứng số 1 và số 2 là các trường ở Singapore, 7 vị trí tiếp theo thuộc về các ĐH Malaysia còn hạng 10 thuộc về một trường tại Indonesia.

Tiêu chí xếp hạng ĐH tốt nhất châu Á ra sao?

Theo QS, việc xếp hạng ĐH châu Á năm 2025 dựa trên 11 tiêu chí, gồm danh tiếng học thuật (chiếm tỉ trọng 30%), danh tiếng với nhà tuyển dụng (20%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%), mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%), trích dẫn trên mỗi bài báo (10%), số bài báo trên mỗi giảng viên (5%), giảng viên có bằng tiến sĩ (5%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%), tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%), tỷ lệ sinh viên trao đổi đến (2,5%) và tỷ lệ sinh viên trao đổi đi (2,5%).

Cũng theo QS, cách xếp hạng các ĐH châu Á tương tự cách xếp hạng các ĐH trên toàn cầu, nhưng có thêm một số tiêu chí khác và trọng số cũng được điều chỉnh để phản ánh tính đặc thù của khu vực. Dữ liệu để xếp hạng dựa vào những nguồn có sẵn hoặc do các bên liên quan cung cấp như Scopus, hoặc thông qua cuộc khảo sát toàn cầu với học giả, nhà tuyển dụng.

Tại châu Á, 10 ĐH dẫn đầu là các trường tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. Trong đó, bốn vị trí đầu giữ nguyên, lần lượt là ĐH Bắc Kinh, Hồng Kông (Trung Quốc) và Quốc gia Singapore, Công nghệ Nanyang (Singapore). Các trường còn lại là Phúc Đán, Trung văn Hồng Kông, Thanh Hoa, Chiết Giang (Trung Quốc), Yonsei (Hàn Quốc) và Thành phố Hồng Kông (Trung Quốc).

QS là một trong các tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của THE (Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). QS xếp hạng ĐH từ năm 2004 cùng THE, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.

Trước đó, bảng xếp hạng ĐH châu Á năm 2024 của THE công bố hồi tháng 5 ghi nhận có 6 trường của Việt Nam, tất cả đều là gương mặt quen thuộc từ những năm trước gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Huế, Quốc gia TP.HCM, Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trong đó, tất cả đơn vị hoặc giữ nguyên vị trí hoặc tụt hạng so với năm trước sau khi THE thay đổi phương pháp xếp hạng.

Theo Ngọc Long (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.