Nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội tăng trưởng khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kỳ họp thứ 5- HĐND TP. Pleiku khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021) khai mạc vào ngày 19-12. Ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu đã đánh giá, thảo luận về kết quả đạt được trong năm 2017 ở tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội của thành phố. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku chủ tọa Kỳ họp

Thu ngân sách ước đạt trên 946 tỷ đồng

Năm 2017, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội của TP.Pleiku vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực, thực hiện đạt và vượt 13/16 chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố đề ra từ đầu năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.374,4 tỷ đồng, đạt 104,74% kế hoạch, tăng 19,19% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 358 triệu USD, bằng 85,25% kế hoạch, tăng 13,29% so với cùng kỳ. Gía trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 6.684 tỷ đồng, đạt 101,28% so với kế hoạch và tăng 10,27% so với cùng kỳ…

Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Trần Dung

Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Kim Đại cho biết: “Tổng vốn đầu tư phát triển của thành phố ước đạt 5.507 tỷ đồng, tăng 14,25% so với năm 2016. Trong đó, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách là 65,2 tỷ đồng và ngân sách thành phố là 216,9 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 của thành phố bố trí 202,65 tỷ đồng cho 55 công trình khởi công mới và 5 công trình chuyển tiếp từ năm 2016 sang”. Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Kim Đại cũng cho biết thêm: công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, triển khai các đề án quy hoạch được chú trọng; tập trung chỉ đạo xử lý trật tự đô thị; chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới, phân khai các nguồn vốn ngân sách bố trí xây dựng nông thôn mới năm 2017 cho các xã với tổng kinh phí 20,618 tỷ đồng…

“Trong năm qua, tổng thu ngân sách nhà nước theo phân cấp ước đạt 946,77 tỷ đồng, đạt 123,5% kế hoạch tỉnh giao, đạt 109,66% kế hoạch thành phố và tăng 41,7% so với năm 2016. Chi ngân sách ước thực hiện 988,38% tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch tỉnh giao, đạt 107% kế hoạch thành phố và tăng 5% so với cùng kỳ”- bà Võ Thị Đào Duyên, Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch TP. Pleiku thông tin tới Kỳ họp. Bên cạnh đó, năm 2017, hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố ngày càng phát triển; văn hóa- xã hội có bước  khởi sắc; các chính sách đối với người có công được thực hiện tốt; công tác cải cách hành chính đạt một số kết quả tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Sôi nổi phần thảo luận tổ

Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu HĐND thành phố đã chia thành 3 tổ để thảo luận. Hầu hết các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku chủ tọa kỳ họp nhấn mạnh: “Làm sao để Pleiku hoàn thành đô thị loại I vào năm 2018; làm sao để kiềm chế phạm pháp hình sự, phạm pháp kinh tế; công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, tình trạng chiếm vỉa hè, lòng lề đường xử lý chưa quyết liệt và đồng bộ; việc triển khai một số công trình trọng điểm chậm tiến độ… Chúng ta phải cùng nhau thảo luận, đánh giá thật sâu, thật kỹ làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2018 và những năm tiếp theo”.

Kỳ họp chia làm 3 tổ để thảo luận. Ảnh: Trần Dung
Kỳ họp chia làm 3 tổ để thảo luận. Ảnh: Trần Dung

Bàn về việc triển khai các giải pháp về công tác thu, chi ngân sách, đại biểu Trần Thị Hồng Nguyệt- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Thống Nhất (TP. Pleiku) nêu quan điểm: “Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước; tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, hoàn thiện các chỉ tiêu đô thị loại I còn thiếu để phấn đấu trở thành đô thị loại I; triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã… Đề nghị trong năm 2018, thành phố phân bổ ngân sách đảm bảo và đồng đều, nguồn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm”. Cũng nói về vấn đề này, đại biểu Võ Thị Đào Duyên, Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch TP. Pleiku cho hay: “Trong năm 2018, Pleiku phải tập trung các giải pháp thực hiện thu các loại thuế chưa đạt chỉ tiêu trong năm 2017 như: thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ…để làm cơ sở thuận lợi hơn cho công tác thu trong những năm tới. Đặc biệt¸ cần giải quyết vấn đề nợ đọng, đặc biệt là loại thuế nợ đọng trên 120 ngày để tránh thất thu thuế cho nhà nước”.

Công tác dạy thêm- học thêm trên địa bàn thành phố cũng được nhiều đại biểu cho rằng đây đang là vấn đề cần phải được quản lý chặt chẽ. Hầu hết các ý kiến đồng tình với việc còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý dạy thêm, học thêm. “ Chúng ta phải kiểm soát kỹ việc dạy thêm, học thêm bởi nếu không quản lý tốt thì sẽ xảy ra nhiều mặt trái, tiêu cực, biến tướng. Hiện trên địa bàn thành phố Pleiku có rất nhiều cơ sở dạy thêm không đảm bảo về cơ sở vật chất, về chất lượng dạy học… Tôi nghĩ cần phải tổ chức nhiều cuộc thanh, kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh tình trạng này”- đại biểu Lê Thành Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đống Đa (TP. Pleiku) nhận định.

Đại biểu Lê Thành Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đống Đa (TP. Pleiku) bàn về quản lý dạy thêm- học thêm. Ảnh: Trần Dung
Đại biểu Lê Thành Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đống Đa (TP. Pleiku) bàn về quản lý dạy thêm- học thêm. Ảnh: Trần Dung

Trên địa bàn TP. Pleiku có rất nhiều tuyến đường hư hỏng và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Theo một số đại biểu thì vấn đề dân sinh nên được đặt lên hàng đầu. Đại biểu Huỳnh Gia Thái, Phó Bí thư Đảng ủy phường Chi Lăng (TP. Pleiku) cho rằng: “Có quá nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng trong khi nguồn vốn đầu tư của thành phố thì có hạn. Nhiều tuyến đường muốn sửa chữa buộc phải huy động sự đóng góp của nhân dân. Trong những năm tới, thành phố cần điều chỉnh và phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và đồng đều để sớm khắc phục tình trạng này”.

Ngoài ra, những vấn đề về phát triển du lịch, quản lý chất lượng giống cây trồng, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I... cũng được các đại biểu tham gia thảo luận.

Ngày mai (20-12), Kỳ họp sẽ tiếp tục làm việc với phần thảo luận tại hội trường; thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.