Nhân rộng mô hình "Thư viện thân thiện"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những hiệu quả mang lại từ mô hình “Thư viện thân thiện”, năm học 2018-2019, huyện Chư Prông, Gia Lai sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này đến các trường Tiểu học trên địa bàn.
Không gian đọc sách thoải mái làm học sinh hứng thú hơn là điểm nổi bật của mô hình “Thư viện thân thiện”. Ảnh: L.N
Không gian đọc sách thoải mái làm học sinh hứng thú hơn là điểm nổi bật của mô hình “Thư viện thân thiện”. Ảnh: L.N
Bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Prông: “Thời gian tới, Phòng GD-ĐT sẽ duy trì, nhân rộng và phát triển bền vững mô hình “Thư viện thân thiện” đối với cấp Tiểu học. Là huyện biên giới với tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 50% nên quá trình triển khai mô hình cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm thực hiện tốt mô hình này để nâng cao chất lượng dạy và học”.

Năm học 2017-2018, Phòng GD-ĐT huyện Chư Prông đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Thư viện thân thiện” tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Bàu Cạn).
Theo đó, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tổ chức tập huấn mô hình “Thư viện thân thiện” cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường; đồng thời, thành lập tổ cộng tác thư viện gồm Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ thư viện, tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong và Hội Phụ huynh học sinh. Sau đó, nhà trường phân công tổ cộng tác tiến hành dán gáy sách, vẽ tranh trang trí thư viện, cắm hoa, sắp xếp các góc cho thư viện. Để hoạt động của thư viện thêm phong phú, nhà trường đã huy động giáo viên, phụ huynh, học sinh tặng các loại sách, đồ dùng học tập và một số đồ chơi như: ô ăn quan, ghép hình, cờ cá ngựa, đất nặn...
Cô Phạm Thị Kim Oanh-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Qua một năm triển khai mô hình “Thư viện thân thiện”, chúng tôi thấy hiệu quả mang lại rất tích cực, tạo sự hấp dẫn, thu hút và khơi dậy văn hóa đọc trong học sinh và giáo viên. Thực tế cho thấy, khi ngồi đọc sách, báo trong không gian thoải mái, thân thiện, học sinh và giáo viên cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu nhanh hơn. Nhờ đó, chất lượng dạy và học được nâng lên, nhất là đối với môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2018-2019, nhà trường sẽ tiếp tục huy động để thư viện có thêm nhiều loại sách báo, thêm nhiều trò chơi bổ ích cho các em”-cô Oanh nhấn mạnh.
Hiện nay, nhiều trường Tiểu học trên địa bàn huyện đã xây dựng được thư viện đa năng với góc đọc, góc viết, góc mỹ thuật, góc văn hóa địa phương, góc nghệ thuật, góc vui chơi... Tại nhiều trường cũng đã hình thành được thư viện góc lớp, thư viện hành lang, thư viện cầu thang, thư viện ngoài trời... được trang trí đẹp mắt, thu hút người đọc. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực và kích thích thói quen đọc sách.
Cô Bùi Thị Hòa-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Prông) chia sẻ: Những năm học trước, nhà trường cũng có thư viện nhưng chưa được bài bản nên chưa phát huy hết hiệu quả. Qua tham quan mô hình “Thư viện thân thiện” ở các trường bạn, năm học 2018-2019, nhà trường đã triển khai phân công các lớp tham gia trang trí cho thư viện và mỗi lớp đóng góp 1 trò chơi dân gian, đồng thời huy động xã hội hóa để thư viện thêm phong phú.
Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.