Nhà vườn ở Gia Lai tất bật chuẩn bị hoa Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu về hoa, cây cảnh của người dân luôn tăng rất cao. Để chuẩn bị cho vụ hoa lớn nhất trong năm, các nhà vườn đang tất bật xuống giống, chăm sóc với hy vọng có được khoản thu nhập cao.

Tất bật xuống giống

Những ngày này, tại cánh đồng Lộc Thiện (thị trấn Phú Thiện), các thành viên trong gia đình ông Phan Văn Tố (tổ 1) đang tất bật xuống giống 3 sào hoa lay ơn. Ông Tố cho biết: “Củ hoa giống này tôi mua từ Đà Lạt. Người dân chuộng hoa lay ơn trồng ở đây hơn các vùng miền khác vì màu sắc đậm, đẹp hơn nên đầu ra cũng dễ. Vụ hoa Tết năm ngoái, gia đình thu được 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Năm nay, giá củ giống lên đến 12 triệu đồng/tạ, cao hơn năm ngoái 4 triệu đồng. Không chỉ vậy, giá vật tư nông nghiệp tăng cũng làm đội chi phí cho nhà vườn. Hy vọng từ nay đến cuối năm thời tiết thuận lợi để nhà vườn có một vụ hoa bội thu”.

Anh Mai Xuân Thương (thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku) trồng 4 sào hoa lay ơn để bán Tết. Ảnh: Hà Phương
Anh Mai Xuân Thương (thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku) trồng 4 sào hoa lay ơn để bán Tết. Ảnh: Hà Phương



Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 3, thị trấn Phú Thiện) cũng đang xuống giống 1 sào hoa lay ơn. Ông Thuận cho hay: Đất đai và khí hậu nơi đây tương đối thuận lợi nên người trồng hoa ngày càng nhiều. Hoa lay ơn không khó trồng, ngày Tết bán rất chạy, giá cả ổn định nên đã giúp gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân khác có cuộc sống khấm khá hơn.

Tại xã Trà Đa, một trong những vùng trồng hoa lay ơn lớn nhất của TP. Pleiku, các nhà vườn cũng đang hối hả xuống giống vụ hoa Tết. Theo anh Mai Xuân Thương (thôn 1), năm trước, gia đình chỉ trồng 2,5 sào thì năm nay tăng lên 4 sào gồm các loại lay ơn đỏ tai vuông, vàng B, đỏ mập, tím. Tuy nhiên, năm nay, các chi phí như: nhân công, vật tư, giống, phân bón... đều tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20%. Hiện 1 sào hoa chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng. “Hy vọng năm nay hoa nở đúng dịp và bán được giá để gia đình đón một cái Tết vui vẻ”-anh Thương nói.  

Theo bà Nguyễn Thị Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Đa, những năm qua, nghề trồng hoa lay ơn ở thôn 1 và thôn 5 mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Hiện nay, người dân đã xuống giống hơn 12 ha hoa lay ơn vụ Tết. Đây là loại cây trồng triển vọng, được UBND xã định hướng khuyến khích mở rộng diện tích trong thời gian tới. Đồng thời, UBND xã tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh và thành phố tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Qua đó, góp phần phát triển nghề trồng hoa để nâng cao thu nhập cho người dân.

Còn ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện thì cho hay: “Tại thị trấn Phú Thiện, khu vực trồng hoa nhiều nhất là dọc suối Ia Sol với làng hoa Lộc Thiện (tổ 1 và 3). Đa số hộ dân đều lựa chọn trồng những loại hoa truyền thống như: lay ơn, cúc, mai... với tổng diện tích gần 10 ha. Nhằm đảm bảo lượng hoa phục vụ Tết, ngay từ đầu vụ, UBND thị trấn đã động viên người dân tính toán số lượng, nắm bắt nhu cầu thị trường để xuống giống. Hy vọng từ nay đến cuối năm thời tiết ổn định để hoa nở đẹp, chất lượng, giúp bà con có thêm thu nhập”.

Dồn sức chăm sóc

Không chỉ các loại hoa ngắn ngày, thời điểm này, nhiều nhà vườn trồng mai cũng đang dồn sức cho các công đoạn chăm bón, xử lý để cây ra hoa vào đúng dịp Tết. Ông Lê Văn Thảo-chủ vườn mai Lê Phương (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cho biết: Năm nay, tôi chuẩn bị 400 gốc mai từ 4 năm tuổi trở lên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán. Dự kiến, các gốc mai có giá bán từ 4 triệu đồng đến vài chục triệu đồng tùy theo năm tuổi và kiểu dáng.

Để hoa cúc nở đúng dịp tết, nhà vườn đầu tư hệ thống đèn thắp sáng sưởi ấm cho cây. Ảnh: Ngọc Sang
Để hoa cúc nở đúng dịp Tết, nhà vườn đầu tư hệ thống đèn thắp sáng sưởi ấm cho cây. Ảnh: Ngọc Sang



Cũng theo ông Thảo, để có một gốc mai vàng đẹp, nở đúng thời điểm Tết đòi hỏi người trồng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút tỉ mỉ suốt cả năm. Trong đó, quan trọng nhất là phải có chế độ chăm sóc phù hợp và thường xuyên phòng ngừa các loại sâu, bệnh trên cây. Do vậy, việc trồng và chăm sóc mai mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Ngoài đam mê, người trồng phải có đôi tay khéo léo và óc sáng tạo để tạo hình, uốn cho cây bình thường trở nên có giá trị. “Vào thời điểm này, hầu hết chủ vườn đều phải “ăn ngủ cùng cây mai”. Do thời tiết ở Gia Lai khác với những vùng miền khác nên người trồng phải chú ý theo dõi sát sao. Vì thế, việc lo lắng cùng cây mai là tâm trạng chung của nhiều nhà vườn. Đó là chưa kể đến những năm khi lặt lá xong gặp thời tiết xấu, cây ra hoa không đúng dịp, người trồng mai còn... mất cả Tết”-ông Thảo chia sẻ.

Thời điểm này, nhiều nhà vườn trồng hoa cúc chậu cũng đang cắt cành, tỉa lá, dưỡng cây để đảm bảo hoa nở đẹp, ưng ý. Ông Hoàng Văn Yến (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết: Bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, tôi trồng khoảng 4.000 chậu hoa cúc. Hiện tôi đang bón thúc cho cây rồi cắm cọc để giữ thân. Ngoài ra, tôi còn chong đèn thường xuyên từ nay đến gần Tết để cây cao lớn và hoa nở đẹp, đúng vụ, bán được giá hơn.

Theo ông Yến, đối với chậu lớn, để cây đạt tiêu chuẩn xuất bán thường cao 1,8-2 m, còn chậu nhỏ thì 1,2 m. Vụ năm ngoái, hoa tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán 2,5 triệu đồng/chậu lớn, 320 ngàn đồng/chậu nhỏ. Bình quân mỗi chậu hoa cúc lớn chi phí đầu tư khoảng 1,1 triệu đồng; chậu nhỏ khoảng 200 ngàn đồng. “Năm nay, mặc dù chi phí sản xuất như: phân bón, giống, tiền nhân công chăm sóc tăng cao nhưng gia đình vẫn giữ nguyên giá bán như năm ngoái. Vì nếu bán giá cao hơn thì rất khó chạy”-ông Yến chia sẻ.

Ông Trần Hải Giang-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi-thông tin: Từ năm 2006, các hội viên nông dân tại tổ 1, 3 và 8 bắt đầu trồng hoa cúc. Nhận thấy việc trồng hoa mang lại thu nhập cao, bà con liên tục mở rộng diện tích. Từ 2 hộ dân trồng hơn 1.000 chậu cúc Tết, đến nay, phường có 7 hộ chuyên trồng cúc với hơn 10.000 chậu.

Nhiều năm nay, nghề trồng hoa, cây cảnh phát triển rất mạnh tại TP. Pleiku, trong đó, các xã, phường như: Trà Đa, Thắng Lợi, Yên Thế, An Phú có diện tích trồng lớn. Khi giá cả thị trường thuận lợi, mỗi vụ hoa Tết có thể mang về cho nhà vườn hàng trăm triệu đồng. Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Bích Vân-Chủ tịch Hội Nông dân TP. Pleiku-cho biết: Năm nay, nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân vùng ven TP. Pleiku đã chọn những loại hoa phù hợp để gieo trồng vụ Tết. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: cúc, lay ơn, mai... người dân còn trồng thêm hoa hồng, hoa ly với mong muốn thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định để có thu nhập, cải thiện cuộc sống.

 

NGỌC SANG - HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null