Nhà nông toàn quốc đua tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thi nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V-2022 khu vực III do Trung ương Hội Nông dân (ND) Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh tổ chức đã thành công tốt đẹp. Đây không chỉ là sân chơi của ND khu vực mà còn gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, về sự phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 
Cơ hội cho Gia Lai
Theo chu kỳ 5 năm/lần, Hội thi nhà nông đua tài lại được các cấp Hội ND Việt Nam tổ chức trên quy mô toàn quốc. Theo ông Đinh Khắc Đính-Phó Chủ tịch Trung ương Hội ND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Hội thi nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V-2022 khu vực III: Hội thi đã trở thành “thương hiệu” của Hội ND Việt Nam; được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao, là sân chơi bổ ích, thiết thực của các cấp Hội và cán bộ, hội viên ND cả nước. 
Tại Hội thi lần thứ V, Gia Lai đăng cai tổ chức ở khu vực III với 2 bảng quy tụ gần 400 thí sinh của 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các đội thi được chia làm 2 bảng, trong đó bảng E gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa; bảng F gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Lâm Đồng, Đak Nông, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai. “Pleiku là thành phố xinh đẹp, mến khách và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Tham gia hội thi, các đội đều đem đến những mô hình, cách làm hay mang đậm nét văn hóa của địa phương. Qua đó tạo ra cơ hội mở rộng giao lưu, học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các cấp Hội và hội viên ND trong khu vực và cả nước”-ông Đính nhấn mạnh. 
Vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nông thôn được đoàn Gia Lai đề cập trong tiểu phẩm dự thi. Ảnh: Văn Ngọc
Vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nông thôn được đoàn Gia Lai đề cập trong tiểu phẩm dự thi. Ảnh: Văn Ngọc
Để chuẩn bị cho sự kiện lớn này, trong tháng 7-2022, Hội ND tỉnh đã tổ chức Hội thi nhà nông đua tài lần thứ IV. Hội thi được đánh giá là thành công tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng trong lòng đại biểu, thí sinh và khán giả, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững, thi đua xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 
Là một trong những cơ sở được lựa chọn để trưng bày sản phẩm từ mật ong, ngũ cốc, đông trùng hạ thảo tại hội thi, chị Đoàn Thị Thúy-cơ sở Phước Hỷ (huyện Chư Păh) hồ hởi: “Ở hội thi lần này, cơ sở chúng tôi đã may mắn đóng góp vào phần thi Nghe ND nói để trình bày về kỹ thuật nuôi ong lấy mật thông minh. Đến với hội thi, chúng tôi không chỉ quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương mà còn học hỏi được nhiều mô hình hay, có thể áp dụng vào thực tiễn từ các đơn vị bạn”. 
Những câu chuyện “nóng” của nhà nông
Tại hội thi, các đội đã trải qua 4 phần thi gồm: Lời chào nhà nông, Kiến thức nhà nông, Nhà nông so tài và Nghe ND nói. Ngoài phần Kiến thức nhà nông thi theo hình thức hỏi đáp trắc nghiệm, 3 phần thi còn lại đều được sân khấu hóa. Do đó, những câu chuyện về khát vọng khởi nghiệp, những mô hình làm kinh tế giỏi, sản phẩm đặc trưng vùng miền, các vấn đề “nóng” ở nông thôn… đã được truyền tải một cách tinh tế, độc đáo với nhiều hình thức sân khấu hóa mới lạ, đa dạng, để lại nhiều ấn tượng và tình cảm sâu đậm, tốt đẹp cho người xem.
Đơn cử như phần thi Nhà nông so tài của Hội ND tỉnh Gia Lai thể hiện bằng vở kịch đề cập tình trạng sử dụng “vô tội vạ” thuốc bảo vệ thực vật gây hại đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ND cũng như người tiêu dùng. Đây là vấn đề không mới nhưng còn nhức nhối ở vùng nông thôn hiện nay. Các hội viên ND Gia Lai đã khéo léo đưa ra giải pháp về một nền nông nghiệp sạch, không chỉ an toàn cho sức khỏe mà nâng cao giá trị của nông sản trong thời đại mới. Cũng ở phần thi này, đoàn Đak Nông dàn dựng vở kịch mang tên “Bán đất, bán cả tương lai” để nói về thực trạng bà con dân tộc thiểu số ở các địa phương vì cơn sốt đất tức thời mà bán đi tư liệu sản xuất cần thiết của mình để rồi phải rơi vào cảnh nghèo khó, túng thiếu…
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị đạt giải tại Hội thi. Ảnh: Văn Ngọc
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị đạt giải tại Hội thi. Ảnh: Văn Ngọc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn: Gia Lai có diện tích lớn thứ 2 cả nước, có khí hậu đa dạng, tài nguyên đất đai phong phú, thích hợp để phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp quy mô lớn. Do đó, hội thi là dịp để Gia Lai đón tiếp các đại biểu tới thăm, tìm hiểu về vùng đất, văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh và cũng là dịp để Gia Lai giao lưu, kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đoàn Lâm Đồng được đánh giá cao bởi sự sáng tạo và đầu tư cho các tiết mục dự thi. Phần thi Lời chào nhà nông của đoàn này thể hiện dưới hình thức của một buổi biểu diễn thời trang sáng tạo. Những đặc sản của địa phương như cà phê, chè, dâu tây, hoa, atiso, rau củ… đã được giới thiệu một cách đặc sắc qua những bộ trang phục làm chính từ những sản phẩm đó. Là địa phương đi đầu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Đồng mang đến hội thi nhiều cách làm hay và đều có thể học hỏi, áp dụng. Ông Bùi Văn Hùng-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng-chia sẻ: “Chúng tôi luôn trăn trở trong việc tìm giải pháp thiết thực cho đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp. Theo chúng tôi, trước tiên, bản thân nhà nông cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất tập trung, hình thành các tổ chức của nhà nông, chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu từ đó mới có thể tìm kiếm thị trường hiệu quả”. 
Đánh giá về hội thi, ông Nguyễn Hồng Sơn-Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội, Trưởng ban giám khảo-nhìn nhận: “Các đội thi đã có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng, chu đáo khi thể hiện sự hiểu biết về kiến thức khoa học kỹ thuật, về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội. Các phần thi diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và bổ ích cho thấy, ND các địa phương không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất mà còn sáng tạo trên lĩnh vực nghệ thuật, đậm nét văn hóa của các vùng miền”. 
LÊ VĂN NGỌC
 
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.