Nhà giáo nghỉ hưu xây dựng “Điểm đến với Bác Hồ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vừa gặp chúng tôi để trao đổi về những điều anh đã tâm huyết thực hiện trong nhiều năm. Đó là đầu tư xây dựng mô hình “Điểm đến với Bác Hồ” ngay tại nhà với tấm lòng yêu kính dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bên cạnh những tập thơ viết về Bác Hồ trong nhiều năm qua, mới đây, nhà giáo Tạ Chí Tào bắt tay thiết kế mô hình trưng bày tại gia đình về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách trang trọng. Đến nay, anh cơ bản hoàn thành giai đoạn đầu để kịp ra mắt vào dịp kỷ niệm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911) và ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11-6-1948).

1tct.jpg
Một góc không gian trưng bày “Điểm đến với Bác Hồ” của nhà giáo Tạ Chí Tào. Ảnh: B.Q.V

Đến thăm công trình tâm huyết của nhà giáo Tạ Chí Tào, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là tấm băng rôn in màu đẹp với dòng chữ “Điểm đến với Bác Hồ”; phía bên trái là ảnh Bác Hồ trong ngày Quốc khánh (2-9-1945), bên phải là hình ảnh tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Hai bên đường vào là dãy phòng trưng bày về hình ảnh cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Tôi quan sát thấy có nhiều bức ảnh của Bác được in trên các tờ báo, tạp chí, tập san... với màu sắc rất đẹp. Bên cạnh đó, anh Tào còn cất công tìm kiếm, sưu tầm nhiều hình ảnh và bài viết về Bác Hồ in trong các tạp chí ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Bước vào bên trong phòng trưng bày, hàng trăm quyển sách của các tác giả, nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước viết về Bác và các tác phẩm của Người viết được anh sắp xếp, bao bọc cẩn thận. Đối diện 2 dãy phòng này là không gian trưng bày hàng ngàn tấm ảnh, bài viết, tạp chí... thuộc nhiều chuyên ngành nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các tác phẩm thơ, văn và những bài viết từ thời niên thiếu cho đến khi Bác về cõi vĩnh hằng…

Theo chúng tôi, đây là mô hình kiểu mới, góp phần giúp người dân địa phương và du khách có điều kiện tìm hiểu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bởi vì, nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Bác Hồ là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chí Minh”.

Trong không gian trưng bày tại “Điểm đến với Bác Hồ” của anh Tào, tôi đặc biệt chú ý đến bộ tiểu thuyết 5 tập mới nhất mà Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ đã đầu tư công sức trong 20 năm để ra mắt mang tên “Nước non vạn dặm”. Trong đó, tập 1 (Nợ nước non) xuất bản năm 2022, còn tập 5 (Việt Nam-Hồ Chí Minh) phát hành đúng ngày sinh nhật lần thứ 135 của Bác (19-5-2025) và cũng là dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nếu lùi lại thời gian, anh Đoàn Minh Phụng-nguyên Tổng Biên tập Báo Gia Lai từng có bài viết đạt giải ba tại cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt điển hình tiên tiến xuất sắc” tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2022-2023 về anh Tạ Chí Tào. Trong đó nổi lên một ý gây xúc động là dù anh Tào đang bị trọng bệnh nhưng đã cố gắng vượt qua nhờ có niềm tin về Bác Hồ. Không chỉ thế, dù ở hoàn cảnh như vậy, anh Tào vẫn sử dụng một phần tiền tiết kiệm trong chế độ nghỉ hưu của mình, thông qua Hội Chữ thập đỏ, chùa Mỹ Thạch để ủng hộ xây dựng nhà ở cho 1 gia đình Jrai nghèo tại làng Orưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê.

Gần đây, anh Tào còn được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mời giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm với giáo viên và học sinh Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Anh đã giới thiệu về 2 tập thơ thứ 5 và 6 mà mình viết về Bác Hồ, được in và phát hành trong năm 2024, 2025. Gần đây, anh Tào cũng đã gửi tặng hiện vật gắn với Bác Hồ cho Bảo tàng tỉnh.

Tôi trân trọng chia sẻ niềm vui với anh và mong rằng mô hình “Điểm đến với Bác Hồ” tại gia đình sẽ tiếp tục được bồi đắp, nâng cao số lượng và chất lượng cũng như phát huy hiệu quả cao nhất để phục vụ và ngày càng lan tỏa.

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null