Nhà đầu tư khóc như mưa khi hàng trăm cổ phiếu rớt sàn thê thảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Bầu trời sụp đổ", "Thị trường này nghỉ chơi thôi"... là những lời than vãn của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán có phiên rơi gần 46 điểm.

Ngày 3.10, thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc với hầu hết cổ phiếu bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Nếu như kết thúc phiên buổi sáng, VN-Index còn giữ được trên mốc 1.100 điểm thì bước sang phiên buổi chiều, đà giảm diễn ra mạnh hơn đẩy chỉ số đánh rơi luôn mức này. Ngay trước đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa, áp lực bán tháo xuất hiện khiến hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, trong đó có GVR, VND, HCM, VCG, HPG, STB, BCM, MBB...
 

Gần 200 cổ phiếu giảm sàn khi bị bán tháo phiên 3.10. Ảnh Chụp Màn hình
Gần 200 cổ phiếu giảm sàn khi bị bán tháo phiên 3.10. Ảnh Chụp Màn hình


Đà giảm chậm lại trong đợt cuối nhưng chốt phiên, VN-Index vẫn mất 45,67 điểm, tương ứng bốc hơi 4,03% còn 1.086,44 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt phiên mất 4,83% xuống 238,17 điểm. Với mức giảm hơn 4%, chứng khoán Việt Nam lao dốc mạnh nhất khu vực châu Á trong phiên 3.10. Hiện VN-Index đã giảm về mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.

Việc bán tháo hàng loạt cổ phiếu vào cuối phiên được xem là do các công ty chứng khoán thực hiện call margin khi nhiều mã đã giảm mạnh trong tuần qua. Các công ty chứng khoán sẽ chủ động bán chứng khoán của nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến và có thể họ sẽ bán bằng mọi giá để thu lại tiền cho vay.

Trong rổ VN30, chỉ còn duy nhất cổ phiếu VIC vẫn ngược dòng tăng giá thêm 500 đồng lên 55.5000 đồng trong khi 11 mã giảm sàn và 18 mã còn lại chìm sâu trong sắc đỏ. Những cổ phiếu lớn đều lao dốc hết biên độ như MWG, BID, CTG, HPG, KDH, POW, STB, SSI, TCB...

Tổng cộng phiên này có gần 200 cổ phiếu bị giảm hết biên độ, nằm sàn la liệt. Dù vậy, dòng tiền vẫn thờ ơ đứng ngoài và thanh khoản sụt giảm so với cuối tuần qua. Tổng cộng chỉ có hơn 13.000 tỉ đồng được giao dịch trên cả 3 sàn.

Trên các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư đều có tâm lý bi quan và lo sợ cơn sóng dữ của thị trường có thể còn chưa dừng lại. Những lời than vãn lại xuất hiện như "Bầu trời sụp đổ", "Nghiêm túc mà nói thì thị trường vẫn còn căng lắm. Giờ ưu tiên trau dồi kiến thức và chạy grab", "Thị trường này nghỉ chơi thôi, không hy vọng gì. Đóng bảng 10 năm nữa quay lại"...

Theo Mai Phương (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null