Nguyên cán bộ FOSCO trong vụ tham ô 44 tỉ đồng bị đề nghị án chung thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với nhóm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, VKS cũng căn cứ vào vai trò của từng bị cáo là thuộc cấp của nguyên lãnh đạo FOSCO để đề nghị mức án tương xứng.

Một số bị cáo bị áp giải về trại tạm giam sau phiên tòa. X.D
Một số bị cáo bị áp giải về trại tạm giam sau phiên tòa. X.D


Chiều 5.2, đại diện Viện KSND TP.HCM – VKS đã phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 18 bị cáo phạm tội “tham ô tài sản”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hơn 44 tỉ đồng tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO).

Theo đó, nhóm bị cáo tham ô hơn 44 tỉ đồng của FOSCO bị VKS đề nghị mức án như sau: Trần Hoàng Nguyệt (nguyên Phó phòng tài chính – kế toán FOSCO) án chung thân, bị cáo Đoàn Trúc Sơn (nguyên Trưởng phòng dịch vụ cung ứng lao động) 20 năm tù, Ngô Minh Dũng (nguyên Phó giám đốc Trung tâm cung ứng lao động, phụ trách mảng dịch vụ cung ứng lao động) 14 – 15 năm tù, bị cáo Hà Minh Hoàng (nguyên nhân viên bảng lương) 12 – 13 năm tù.

Nhóm 4 bị cáo này bị truy tố theo khoản 4 Điều 353 bộ luật Hình sự - BLHS năm 2015, khung hình phạt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

14 bị cáo còn lại bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị VKS đề nghị: Trần Công Thanh (nguyên Phó tổng giám đốc FOSCO) từ 8 – 9 năm tù; 13 bị cáo còn lại bị VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt 6 tháng cải tạo không giam giữ, hoặc từ 3 năm tù treo đến 5 năm tù giam.

Nhóm thiếu trách nhiệm… này bị VKS truy tố theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 2015, khung hình phạt từ 3 năm tù đến 12 năm tù.
Phiên tòa được xét xử kín do Bộ Ngoại giao và FOSCO có đơn xin xử kín vì một số nội dung vụ án ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh…

Lập khống bảng lương, tham ô hơn 44 tỉ đồng

Theo hồ sơ vụ án, FOSCO là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Ngoài hoạt động về tư vấn quản lý, cung ứng và quản lý nguồn lao động, dịch vụ môi giới bất động sản...; hằng tháng, FOSCO còn là đơn vị trung gian thực hiện việc thu BHXH, BHYT, thực hiện dịch vụ trả lương hộ cho các văn phòng đại diện trên địa bàn TP. Trong đó, Trung tâm cung ứng lao động là một trong những đơn vị trực thuộc và hạch toán phụ thuộc FOSCO.

Cáo trạng nêu, khoảng tháng 6.2012, Nguyễn Tấn Tài (Tổng giám đốc FOSCO, hiện đã chết) thống nhất cùng bị cáo Ngô Minh Dũng (Phó giám đốc Trung tâm cung ứng lao động, phụ trách mảng dịch vụ cung ứng lao động), bị cáo Đoàn Trúc Sơn (Trưởng phòng dịch vụ cung ứng lao động), bị cáo Hà Minh Hoàng (nhân viên bảng lương) về việc lập và ký khống các bảng lương, nhằm mục đích rút tiền từ tài khoản FOSCO để sử dụng làm phí ngoại giao, “bôi trơn” cho các dự án, sử dụng vào các hoạt động khác của công ty và tiêu dùng các nhân như mua xe và bất động sản…

Theo đó, từ tháng 12.2012 – tháng 3.2016, 3 bị cáo trên, cùng Trần Hoàng Nguyệt (Phó phòng tài chính – kế toán FOSCO) đã cấu kết lập khống 314 bộ chứng từ lương do Trung tâm cung ứng lao động đề nghị chi trả cho nhân viên của các đơn vị khách hàng (đã ký Hợp đồng dịch vụ chi trả hộ lương với Trung tâm cung ứng lao động).

Sau khi lập – ký khống 314 bộ chứng từ lương nhằm hợp thức hóa việc chuyển tiền từ tài khoản FOSCO vào các tài khoản khống, các bị cáo đã rút ra sử dụng, tham ô của FOSCO hơn 44 tỉ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Trần Công Thanh (nguyên Phó tổng giám đốc FOSCO) và 13 bị cáo khác thuộc FOSCO còn có hành vi thiếu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý, không chỉ đạo cấp dưới thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho nhóm bị cáo “tham ô tài sản” thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho FOSCO.

 

Theo PHAN THƯƠNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.