Nguy kịch tính mạng vì tự đắp lá chữa mụn nhọt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân nam nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu không tiếp xúc, phải thở máy. Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết vì tự ý đắp lá chữa vết mụn nhỏ.
Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí
Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí
Khoa Hồi Sức tích cực Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh nhân tên là Hà Ngọc Kiền, 47 tuổi, trú tại khu Kim Sen, phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều.
Bà Phạm Thị Phẳng, mẹ ông Kiền, cho biết vài tháng trước nghe thấy Kiền kể có mụn nhọt ở mông nhưng không đi khám. 
Cách đây hai tuần, ông Kiền thường xuyên kêu đau nhức vùng mông trái và tự ý mua một loại cao ở ngoài về dán và đắp. Sau khi đắp cao, mụn nhọt không những không khỏi mà còn mưng mủ đến mức vỡ ra.
Nghe lời một người hàng xóm, ông Kiền lại đi mua 2 liều thuốc nam về đắp tiếp. Sau khi đắp thuốc nam một ngày, ông Kiền thấy người mệt mỏi, không ăn được chỉ uống chút nước cam, và đến chiều ngày 5-4, thì có biểu hiện mê sảng, co giật, sốt cao. 
Thấy vậy gia đình mới vội vàng đưa ông Kiền đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết ông Kiền nhập viện trong tình trạng co giật, sốt cao trên 40oC, vùng mông có vết loét rộng đường kính 10cm, sâu 4cm đang chảy dịch mủ. Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết có vết loét rộng vùng mông trên nền bệnh xơ gan.
Ông Kiền đã được xử trí vết thương, dùng kháng sinh kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Hiện tại, bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê sâu, không tiếp xúc, thở máy, tiên lượng rất nặng do vết thương nhiễm trùng nặng, diện tích lớn.
Tuyết Anh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.