Nguy cơ xuất hiện các ca bại liệt do vi rút biến đổi di truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch hoạt động của dự án Hỗ trợ triển khai tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trong tiêm chủng mở rộng trong năm 2023 do GAVI viện trợ không hoàn lại.

Theo kế hoạch, các địa phương tiếp tục triển khai vắc xin IPV mũi 1 và mũi 2 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trong năm 2023.

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã đề nghị các các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur và sở y tế các tỉnh, thành rà soát, đề xuất nhu cầu vắc xin IPV để ngay trong trong quý 2/2023 triển khai tiêm bổ sung cho trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi có thành phần bại liệt. Các trường hợp được tiêm là trẻ em sinh trong năm 2021 và 2022.

Tiêm vắc xin cho trẻ em. Ảnh: Ngọc Dương

Tiêm vắc xin cho trẻ em. Ảnh: Ngọc Dương

Nguồn vắc xin do GAVI (Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) viện trợ hơn 3,1 triệu liều. Vật tư tiêm chủng bao gồm bơm kim tiêm và hộp an toàn đã được phân bổ đến các tỉnh.

Trước đó, trong năm 2021 - 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã phải tạm dừng triển khai tiêm chủng thường xuyên dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng nhiều loại vắc xin ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Trong đó, tỷ lệ uống vắc xin bOPV (vắc xin phòng bại liệt đường uống) và tiêm IPV của cả năm 2021 chỉ đạt 69,4% và 80,4%; năm 2022 đạt 70,1% và 89,2%; tỷ lệ tiêm IPV mũi 2 đạt 73% dẫn đến nhu cầu sử dụng các vắc xin này giảm so với kế hoạch, tăng số lượng tồn vắc xin IPV tại các tuyến.

Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin bại liệt trên toàn cầu thấp do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thế giới đã ghi nhận trường hợp vi rút bại liệt hoang dại từ các nước lưu hành lây lan sang quốc gia đã thanh toán bại liệt.

Tại kỳ họp tháng 11.2022, Ủy ban xác nhận thanh toán bại liệt của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (Ủy ban) đã xếp loại VN từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm các quốc gia có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do vi rút biến đổi di truyền. Ủy ban đã khuyến cáo VN khẩn trương khôi phục được tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong chương trình TCMR (Bộ Y tế), đặc biệt là vắc xin bại liệt, vắc xin sởi, rubella, đồng thời triển khai các hoạt động tiêm chủng bù mũi, tiêm bổ sung cho đối tượng vùng nguy cơ cao.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.