Người uống thuốc trị mỡ máu nên tránh xa loại trái cây này

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều người uống thuốc trị mỡ máu, thường bị tác dụng phụ, nhưng có ai biết rằng uống nước ép hoặc ăn bưởi chính là thủ phạm gây ra tác dụng phụ này?
 
Shutterstock
Shutterstock

Statin là loại thuốc chính điều trị cao mỡ máu (cholesterol), và hàng triệu người trên thế giới đang uống loại thuốc này.

Tuy nhiên, một tác dụng phụ phổ biến khi uống loại thuốc này là đau nhức cơ, nhưng trước đây, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu lý do tại sao.
Thế nhưng, trên chương trình ITV's This Morning của đài truyền hình Anh mới đây, bác sĩ người Anh, tiến sĩ Chris Steele, đã tiết lộ nguyên nhân.
Thủ phạm là do sự tương tác của thuốc với nước ép bưởi!
Theo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bưởi có thể ảnh hưởng đến tốc độ gan xử lý thuốc. Điều này có thể nguy hiểm, theo Health Line.
Sự phân hủy thuốc chậm hơn có nghĩa là thuốc lưu lại trong máu nhiều hơn - có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Thuốc trị mỡ máu hoặc hạ mức cholesterol có hại gồm nhiều loại, tuy nhiên, chỉ những loại thuốc có tên sau, tương tác với bưởi và gây ra tác dụng phụ. Đó là: Lovastatin (Recol, Altocor, Mevacor), Atorvastatin (Lipitor, Atovast), Simvastatin (Zocor), theo Health Line.
Tổ chức về bệnh tim của Anh - Heart UK, giải thích rằng Statin làm chậm quá trình sản xuất cholesterol có hại trong gan.
Statin ức chế một enzyme, khiến cho việc sản xuất cholesterol chậm lại, thúc đẩy việc rút cholesterol ra khỏi máu, từ đó làm giảm mức cholesterol trong máu.
Bí mật cho sự tương tác giữa bưởi và các statin này là furanvitymarin, theo một nghiên cứu năm 2017.
Furanvitymarin là các hợp chất có trong bưởi. Hợp chất này làm mất hoạt tính ức chế enzyme của Statin. Nhưng bưởi không ảnh hưởng đến các Statin khác vì chúng ức chế loại enzyme khác.
Tổ chức Heart UK khẳng định rằng thuốc Statin có tác dụng rất tốt trong việc hạ mức cholesterol có hại, hiệu quả lên đến 50%.
Thông thường, Statin không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng khi tương tác với chất khác thì có thể gây ra tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Statin
Phụ nữ và những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các tác dụng phụ cao hơn, bao gồm: Đau và yếu cơ bắp; Tổn thương gan; Vấn đề về tiêu hóa, như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu hoặc xì hơi; Tăng đường huyết; Giảm tiểu cầu; Yếu sinh lý; Tác dụng phụ về thần kinh, như nhầm lẫn và mất trí nhớ.
Tổ chức thực phẩm và Dược phẩm Mỹ báo cáo rằng, suy nhược cơ và tổn thương gan có thể dẫn đến suy thận, theo Health Line.
Tác dụng phụ nhẹ hơn bao gồm đau cơ và khớp, đau đầu, chóng mặt và không khỏe, khó ngủ, mệt mỏi bất thường, rụng tóc.
Một số loại thuốc trị bệnh tim mạch, thuốc trị nhiễm trùng tiết niệu, điều trị ung thư, trị bệnh về thần kinh, thuốc chống nôn cũng tác dụng phụ khi ăn bưởi, theo Health Line.
Ăn bao nhiêu bưởi thì gây tác dụng phụ?
Một số người chỉ cần 1 quả bưởi hoặc 1 ly nước ép bưởi là đủ để gây ra tác dụng phụ. Những người khác có thể nhiều hơn.
Tác dụng của nước ép bưởi đối với thuốc có thể kéo dài hơn 24 giờ, tốt nhất nên tránh uống nước ép bưởi khi đang dùng những loại thuốc kể trên.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.