Người phụ nữ mọc thêm "chiếc đầu thứ hai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người phụ nữ này mang khối u quái trên đầu 19 năm qua và từng chữa trị nhiều nơi, kể cả qua Singapore nhưng không khỏi.
  • Sáng 10-6, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết vừa phẫu thuật lấy khối u nặng gần cả kg trên đầu nữ bệnh nhân P.T.N (38 tuổi, ở Bình Dương).

    Các bác sĩ đang hội chẩn trước ca phẫu thuật khó này

    Các bác sĩ đang hội chẩn trước ca phẫu thuật khó này

    Chị N. đến bệnh viện trong tình trạng trùm kín đầu, trên đỉnh mọc khối u tròn căng bóng khổng lồ (đường kính 12 cm) hình thù như chiếc hồ lô với nhiều mạch máu. Kết quả chụp MRI cho thấy khối u ăn lan xuyên qua xương sọ xuống tới màng não, gây hủy xương sọ.

    Các bác sĩ liên chuyên khoa Ngoại thần kinh, Thẩm mỹ đã phối hợp và qua 8 giờ đã cắt trọn u, tạo hình hộp sọ đã bị hủy hoại và ghép da có cuống lấp lại hổng khuyết rộng 15 cm trên đầu người phụ nữ.

    Theo TS.BS Chế Đình Nghĩa, Trưởng Đơn vị Vi phẫu tạo hình Thẩm mỹ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, việc ghép da này không giống như một ghép da thông thường (chỉ lấy da đắp lên vùng da đã khuyết là xong).

    Bác sĩ phải lấy cả da lẫn mạch máu nuôi da, với mạch máu khá nhỏ, đồng thời nối lại động, tĩnh mạch để bơm máu lên nuôi vạt da, dẫn lưu máu về giúp vạt da sống được, đủ khả năng che phủ khuyết hổng lớn của tổn thương.

    Chị N. được trút bỏ nặng nề sau hàng chục năm mang thêm khối u không mong muốn

    Chị N. được trút bỏ nặng nề sau hàng chục năm mang thêm khối u không mong muốn

    19 năm trước, chị N. bị một khối u trên đầu và từng chữa trị nhiều nơi, kể cả qua Singapore, điều trị đông y, tây y nhưng khối u ngày càng lớn nhanh, xuất huyết, hoại tử, ăn vào xương sọ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.