Người lớn có thể chích ngừa bệnh bạch hầu không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo chương tình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), trong giai đoạn 2014 - 2020, hệ thống giám sát bệnh vẫn ghi nhận các ổ dịch quy mô nhỏ dưới 20 ca và ca tử vong do bạch hầu hằng năm tại một số địa phương miền núi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, đa phần bệnh nhân là trẻ lớn và người lớn.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu là đau họng, sốt, sưng cổ, có mảng màu xám dày ở họng và amiđan Ảnh: SHUTTERSTOCK
Triệu chứng của bệnh bạch hầu là đau họng, sốt, sưng cổ, có mảng màu xám dày ở họng và amiđan Ảnh: SHUTTERSTOCK

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Về nguyên nhân xuất hiện các ổ dịch bạch hầu, PGS-TS Nguyễn Thị Hồng cho rằng thực tế trong thời gian qua, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin phòng bạch hầu (dưới dạng vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib) chưa cao, đặc biệt tại những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số...

‘‘Tỷ lệ tiêm chủng giảm là điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn bạch hầu có độc tố lưu hành trong cộng đồng’’, bà Hồng lưu ý.
Ngoài ra, với nhóm người lớn và trẻ lớn, nếu đã tiêm vắc xin bạch hầu khi còn nhỏ tuổi thì miễn dịch phòng bệnh nếu có cũng giảm dần theo thời gian. Do vậy, nhiều trường hợp vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu, mặc dù đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi.
Tại Việt Nam, vắc xin bạch hầu được triển khai từ năm 1985, tiêm miễn phí cho trẻ trong chương trình TCMR (sơ sinh đến dưới 60 tháng tuổi), do vậy nhóm người lớn tuổi hơn chưa được tiêm chủng vắc xin bạch hầu.
Để phòng bệnh bạch hầu với nhóm người lớn và cao tuổi, có thể tiêm vắc xin bạch hầu giảm liều dưới dạng vắc xin phối hợp với vắc xin uốn ván (Td) hoặc với vắc xin uốn ván và ho gà giảm liều (Tdap) để phòng bệnh cho cá nhân, những người xung quanh và cộng đồng.
Tại những nơi có ổ dịch, việc tiêm vắc xin bạch hầu chống dịch được miễn phí cho những người có chỉ định.
Với các trường hợp sau 5 tuổi, không phải là đối tượng được tiêm bổ sung trong chiến dịch, không là đối tượng tiêm bù trong TCMR, chi phí tiêm vắc xin bạch hầu do người dân tự chi trả. Người đi tiêm chủng cần được tư vấn đầy đủ của nhân viên y tế để được tiêm đúng chỉ định, tiêm đủ liều nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả, các quốc gia cần triển khai tiêm chủng 6 mũi vắc xin bạch hầu: trước 1 tuổi tiêm 3 mũi; 1 - 2 tuổi tiêm mũi 4; 4 - 7 tuổi tiêm mũi 5; 9 - 15 tuổi tiêm mũi 6.
Theo Liên Châu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.