Người đàn ông ung thư gan được hồi sinh nhờ gan của người cháu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi ghép gan, sức khỏe của tôi đã tiến triển rất tốt. Hiện tại, tôi cảm thấy khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, các chỉ số xét nghiệm đang ổn định.

Ông N.N.K (55 tuổi, ngụ Lâm Đồng) - bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối vừa được ghép gan thành công tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) đã chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 175, vào chiều 17-1.

Ekip thực hiện ca ghép gan là 50 người, gồm các bác sĩ và điều dưỡng, trong đó có 6 phẫu thuật viên.
Ekip thực hiện ca ghép gan là 50 người, gồm các bác sĩ và điều dưỡng, trong đó có 6 phẫu thuật viên.

Ông K. cho biết năm 2020, ông bị viêm gan siêu vi B. Sau đó, ông đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Đến cuối năm 2022, qua tầm soát, bác sĩ phát hiện bệnh ông bị ung thư gan nên chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 điều trị.

"Bác sĩ cho hay nếu không sớm được ghép, gan đã xơ, khối u sẽ xâm lấn chỉ có thể điều trị trong một thời gian ngắn nữa thôi vì gan không thể nuôi sống cơ thể, sớm tử vong" - ông K. chia sẻ.

Sau khoảng một tuần phẫu thuật, sức khoẻ của người nhận và người hiến gan đều ổn định.
Sau khoảng một tuần phẫu thuật, sức khoẻ của người nhận và người hiến gan đều ổn định.

Theo ông K. trước khi ghép gan, ông không thể đi làm trong một thời gian dài do bệnh tật. Tuy nhiên, may mắn, người cháu trong gia đình có lá gan phù hợp. "Sau khi được bác sĩ tư vấn và tìm hiểu thông tin, cháu đã tự nguyện hiến gan cho tôi. Tôi chỉ biết gửi lời cảm ơn đến cháu tôi, các y bác sĩ đã giúp tôi có cơ hội hồi sinh, tiếp tục sống khỏe mạnh" - ông K. bày tỏ.

Là một trong những bác sĩ phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân, thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, Khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Quân y 175 cho biết đây là trường hợp bệnh nhân ung thư gan đa ổ, đã từng điều trị bằng các biện pháp can thiệp như nút mạch và đốt. Tuy nhiên, vào thời điểm này, gan đã xuất hiện nhiều khối u mới. Sau khi điều trị bằng nút mạch và đốt, các khối u không giảm đi mà còn tái phát thêm. Bệnh nhân không còn sống được lâu nếu tình trạng này tiếp tục. Ghép gan là cơ hội duy nhất để cứu sống bệnh nhân và mang lại cuộc sống lâu dài cho người bệnh.

"Sau khi sàng lọc, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đủ điều kiện để thực hiện ghép gan và đã tư vấn cho gia đình. Điều may mắn là người hiến gan (cháu bệnh nhân) có lá gan tương thích với bệnh nhân cả về mặt giải phẫu và nhóm máu. Sau khi sàng lọc đầy đủ tiêu chuẩn, bệnh nhân đã được đưa vào chương trình ghép gan tại Bệnh viện Quân y 175. Đây là trường hợp ghép gan từ người cho sống đầu tiên tại bệnh viện" - BS Mạnh chia sẻ.

Theo BS Mạnh, ca mổ kéo dài 7 tiếng. Sau đó một tuần, bệnh nhân đã được chuyển về khu điều trị bình thường và không ghi nhận bất thường nào. Ekip thực hiện ca ghép gan gồm 50 người, bao gồm bác sĩ và điều dưỡng, trong đó có 6 phẫu thuật viên.

"Ghép gan là một kỹ thuật rất chuyên sâu, yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên ngành. Để triển khai chương trình ghép gan, chúng tôi đã cử nhân lực ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để đào tạo đồng bộ tất cả các chuyên khoa trong khoảng 3-9 tháng. Một số ê-kíp còn được đào tạo liên tục trong 2 năm" - BS Mạnh cho hay.

Đến nay, sau khoảng một tuần phẫu thuật, sức khoẻ của người nhận và người hiến gan đều ổn định. Dự kiến bệnh nhân nhận gan sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

BS Mạnh cho biết sau khi ghép gan, lá gan của người hiến sẽ tự phục hồi. Trong vòng 1-2 tuần, gan có thể phát triển lại 80% thể tích ban đầu trước khi ghép. Tất cả các ca hiến gan sau khi xuất viện đều có sự tăng trưởng khoảng 30-40% thể tích gan. Sau một tháng, lá gan sẽ phục hồi hoàn toàn và không ảnh hưởng đến chức năng hay cuộc sống của người hiến.

Chi phí cho một ca ghép gan tại Bệnh viện Quân y 175 dao động từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng, tùy thuộc vào đối tượng ghép gan. Nếu bệnh nhân chỉ bị xơ gan, chi phí sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế tại Việt Nam hiện nay chưa chi trả đầy đủ chi phí ghép tạng.

Theo Hải Yến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.