Người đã tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 về từ vùng có dịch sẽ cách ly như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn đọc Nguyễn Khánh hỏi: Những người trong đoàn công tác như bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng... về từ các khu vực có dịch đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 thì phải cách ly ra sao?

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trả lời:

Nhân viên y tế sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ cách ly 2 tuần mới được về nhà.

 

Hướng dẫn người dân cách ly F1 tại nhà. (Ảnh minh họa). Ảnh: HẢI YẾN
Hướng dẫn người dân cách ly F1 tại nhà. (Ảnh minh họa). Ảnh: Hải Yến


Đối với người đến hoặc về từ các khu vực có dịch Covid-19 được quy định cụ thể như sau: Với người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (có chứng nhận tiêm chủng với liều cuối tiêm ít nhất được 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (có giấy chứng nhận xét nghiệm RT-PCR dương tính và giấy xác nhận khỏi bệnh/ giấy ra viện) sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày. Đồng thời, luôn thực hiện thông điệp 5K, xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7.

Còn đối với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ, cần thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7, ngày thứ 14 và tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Trường hợp đi qua khu vực có dịch nhưng không dừng, đỗ thì không thực hiện biện pháp cách ly y tế.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện Chỉ thị 16 quy định thì không di chuyển từ tỉnh, thành phố nơi cư trú đến địa phương khác cho đến khi hết thời gian giãn cách. Riêng các trường hợp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép di chuyển đến địa phương khác cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định cho người đến - về từ các khu vực có dịch Covid-19.

 


Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như Hỏi – đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn

Theo Liên Anh ghi (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.