Người bạn kơ nia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngôi trường nơi tôi công tác nằm bên bờ sông Ba. Tôi luôn tự hào về địa thế đẹp của trường, về không khí mát dịu vì luôn được đón gió sông Ba và 2 cây kơ nia qua bao tháng năm làm bạn cùng các thế hệ giáo viên, học sinh.
Người Jrai còn gọi cây kơ nia là tơ nia; người phương Tây gọi là “hạnh nhân hoang dại”; người Bắc gọi là cây cầy, còn người Quảng Nam gọi là cây cốc. Không ai biết cây kơ nia trong sân trường tôi có tự bao giờ. Thầy hiệu trưởng người Jrai đã về hưu kể rằng: Từ khi xây dựng trường cách đây khoảng 40 năm đã có 2 cây kơ nia sừng sững đứng đó như một người bạn của rừng già còn sót lại. Cây ngày càng cao lớn, thân thẳng đuột hướng phía trời cao rồi mới phân cành, nhánh như một chiếc ô khổng lồ che nắng, che mưa. Ngày ngày, học trò chơi đùa dưới bóng cây mát rượi. Có đôi lúc nổi hứng, chúng nối tay nhau thử ướm đường kính thân cây. Ba bốn vòng tay ôm hoài không hết.
Người Jrai xem cây kơ nia như người bạn thân thiết. Ngày còn du canh du cư, dân làng mượn đất rừng để trồng lúa, bắp, đậu, mè. Sau một thời gian, người ta lại trả đất lại cho rừng tìm nơi khác để canh tác. Qua một vòng di chuyển, họ lại trở về chỗ cũ đốt nương làm rẫy, phát quang cây cối nhưng cây kơ nia luôn được ưu tiên để lại. Có lẽ vì thế mà 2 cây kơ nia ấy tồn tại đến tận bây giờ.
Minh họa: Huyền trang
Minh họa: Huyền trang
Cây kơ nia trong sân trường tôi hầu như xanh tốt quanh năm, mỗi năm chỉ một lần rũ lá vào tháng hai. Lúc này, lá rụng thành thảm dày, học trò quét hoài không hết. Thời tiết ấm áp cuối xuân khiến hàng ngàn, hàng vạn lộc non xanh mướt vươn mình đón nắng trời. Thật yêu quý sức sống mãnh liệt của thân cổ thụ bền bỉ tỏa xanh sau bao năm tháng. Rồi sau đó cây ra hoa. Những chùm hoa màu vàng nhạt ẩn hiện trong vòm lá xanh rì tít tận trên cao. Đến tháng sáu, quả xanh tròn như quả trứng gà lúc lỉu trên cành tạm xa các bạn nhỏ về buôn làng nghỉ hè. Để rồi đến ngày tựu trường, quả kơ nia đã già hẳn, ngả màu nâu đất, rụng đầy gốc. Học trò vui sướng đi tìm cục đá ghè quả lấy hạt ăn ngay, lòng hoan hỉ lắm. Cô và trò còn nhặt quả bỏ đầy gùi đem về nhà, dùng búa đập lấy hạt bên trong rồi đem rang lên trên bếp củi, vậy là có được món nhâm nhi tuyệt vời. Nhân hạt kơ nia có vị béo bùi như hạt điều, ăn khi thời tiết mưa gió thì vô cùng thú vị.
Cô trò chúng tôi ai cũng quý 2 cây kơ nia, xem nó như món quà quý mà núi rừng Tây Nguyên ban tặng. Khi trường được tách thành 2 cấp, cây kơ nia ở lại với các bạn nhỏ tiểu học. Kơ nia vẫn đứng đấy, sừng sững vượt thời gian, ngày ngày lắng nghe tiếng đọc bài ê a của bao thế hệ học trò. Chắc mai sau trưởng thành, trong tâm thức các em sẽ vẫn nhớ mãi về người bạn kơ nia nơi trường làng thân thương ấy.
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.