Ngược núi tìm cau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang vào cuối mùa cau nhưng vẫn  không khó bắt gặp những chiếc xe máy chất đầy buồng cau trên các tuyến đường. Đây là mặt hàng đang được rất nhiều thương lái “săn tìm” mang về miền xuôi.

Điều khiển chiếc xe máy oằn mình vì những buồng cau chằng buộc 2 bên sườn xe tấp vào một quán nước bên đường Hùng Vương (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê), người đàn ông chừng 30 tuổi thấm vội giọt mồ hôi rồi gọi nước uống. Bắt chuyện được biết anh là Lê Văn Thọ (người huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) lên Gia Lai thu mua cau nhập về các cơ sở sơ chế ở Quảng Nam. “Sáng giờ tôi mới mua được 6-7 buồng cau, ngồi nghỉ xíu nữa lại đi mua tiếp. Vừa thấy vườn cau của một hộ ở con đường gần đây, nhưng chủ nhà đi vắng, đợi trưa họ về tôi sẽ quay lại. Mỗi ngày bình quân tôi mua khoảng 200 kg cau”-anh Thọ cho biết.

 

Anh Hải vui mừng vì thu mua được nhiều cau. Ảnh: L.L
Anh Hải vui mừng vì thu mua được nhiều cau. Ảnh: L.L

Cùng quê với anh Thọ, anh Nguyễn Duy Hải cho biết: “Tôi theo nghề này mấy năm nay rồi. Tầm tháng 7, tháng 8 hàng năm là nhóm chúng tôi lại lên Gia Lai để thu mua cau. Cau năm nay được giá, mua tại vườn là 10.000 đồng/kg, tập kết chuyển về Quảng Nam nhập bán cho các cơ sở chế biến khoảng 15.000 đồng/kg. Chúng tôi ít mua theo cân mà chủ yếu mua  cả  buồng, từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/buồng tùy chất lượng cau”. Theo anh Hải, nhóm của anh có 7 người, đều là dân Quảng Nam. Mùa cau kéo dài khoảng 2-3 tháng nên họ thuê nhà ở chung, hàng ngày chia nhau chạy xe máy khắp các nẻo đường để mua hàng. Trong đó, huyện Chư Sê, Đức Cơ và  TP. Pleiku… là những địa phương có nhiều cau nhất.

Nhìn anh Hải thoăn thoắt leo lên hái những buồng cau ở quán trà cung đình Thềm Xưa (15 Đồng Tiến, TP. Pleiku) mới thấy đây là công việc không mấy dễ dàng. Buồng cau cuối cùng được hái xuống, cố gắng đuổi những chú kiến gan lỳ đang bám trên người, anh Hải tâm sự: “Ở quê chúng tôi, chuyện leo cau hái quả chẳng có gì ghê gớm cả, đến trẻ con cũng làm được. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể leo trèo thuần thục, bởi thân cau thẳng không có chỗ bám, người trèo phải có kỹ năng nhất định, phải thật khéo léo, cẩn thận... Nghề này tuy có vất vả, mỗi ngày có khi phải trèo lên trèo xuống vài chục cây nhưng chỉ cần mua được cau là vui rồi. Nhiều hôm đi mãi mà chẳng tìm ra vườn cau nào, chán nản lắm. Sáng nay, coi như tôi đã gặp may”.

Nhận số tiền 900.000 đồng cho 10 buồng cau vừa bán được,  chị Nguyễn Thị Bích Vân-chủ quán trà cung đình Thềm Xưa, giải thích: “Cau trồng ở quán chủ yếu làm cảnh, tạo hình ảnh không gian làng quê thanh bình và là điểm nhấn của quán trà mang dáng dấp làng quê ở Huế. Vì vậy, tới mùa thu hoạch, quán chỉ hái bớt một số buồng để nuôi cây, còn lại để cho đẹp, chứ thực sự không phải trồng để bán quả”.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.