Ngừa bệnh nhờ mít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với nhiều dưỡng chất quan trọng, mít giúp ngừa được từ những bệnh thông dụng cho đến bệnh hiểm nghèo.

Hàm lượng cao các chất saponin, lignan, phytonutrient và isoflavone trong mít có tác dụng loại bỏ gốc tự do khỏi tế bào, từ đó ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, nhất là ung thư nội mạc tử cung.

 

 

Ăn mít bổ sung lượng lớn chất đạm và chất xơ cho cơ thể, giúp kích thích tiêu hóa cũng như đẩy lùi táo bón. Mít còn có đặc tính chống lở loét nên giảm được nguy cơ bị loét dạ dày.

Máu lưu thông tốt là điều kiện có mái tóc khỏe. Ăn mít giúp kích thích tuần hoàn máu. Ngoài ra, vitamin A trong mít ngừa tóc khô gãy.

Tăng hệ miễn dịch là lợi ích khác của mít nhờ giàu vitamin C và các chất chống ô xy hóa. Những chất này ngừa bệnh cúm, cảm lạnh và ho khi ngăn vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Chất polysaccharide trong mít giúp tế bào thực bào trong hệ miễn dịch hoạt động thông suốt.

Hàm lượng ka li trong mít giúp kiểm tra mức cân bằng sodium (chất trong muối ăn) trong cơ thể và duy trì lượng điện phân thích hợp. Do đó, ăn mít giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch. Vitamin B6 trong mít giảm mức homocysteine trong máu và giữ tim hoạt động khỏe mạnh.

Để cải thiện thị lực, bạn nên ăn mít mỗi ngày, theo trang tin healthbeckon.com. Chất chống ô xy hóa cao trong mít ngừa chứng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Hơn nữa, vitamin A trong mít tốt cho mắt và cũng giúp ngăn ngừa chứng mù đêm (thường không thể nhìn thấy trong ánh sáng mờ hoặc tối).

Ăn mít cũng giảm các triệu chứng về hen suyễn hoặc rối loạn đường hô hấp.

Nguồn can xi dồi dào trong mít củng cố sức khỏe xương và ngừa loãng xương. Hàm lượng cao ka li trong mít cũng giúp giảm mất can xi qua thận và tăng mật độ chất xương. Mít còn chứa nhiều ma giê giúp tăng cường xương và giảm nguy cơ gãy xương do tuổi già.

Thúc đẩy tuyến giáp lành tính. Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Chất đồng cần thiết để duy trì sức khỏe tuyến giáp tốt và mít chứa nhiều vi khoáng chất này.

Tạo lá chắn cho ADN tế bào. Chất chống ô xy hóa trong mít giúp bảo vệ ADN khỏi sự tấn công của các gốc tự do dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư. Ăn mít giúp loại bỏ chất độc, kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột già, do đó giảm nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư ruột già.

Nhất Linh/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.