'Ngôi sao chết': Phá vỡ rào cản cực lớn trong điều trị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha - Anh đã trình bày bản đồ có kiểm soát hoàn chỉnh đầu tiên về KRAS, thứ họ gọi là "ngôi sao chết" của bệnh ung thư.

Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia đến từ Trung tâm Quy tắc bộ gien (Tây Ban Nha) và Viện Wellcome Sanger (Anh) đã xác định toàn diện các vị trí "hiểm yếu" được tìm thấy trong protein KRAS, điều sẽ mở đường việc phát triển các thuốc trị ung thư mới.

KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị bệnh ung thư - Ảnh: SCITECH DAILY

KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị bệnh ung thư - Ảnh: SCITECH DAILY

Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị ung thư vì là một trong những gen bị đột biến thường xuyên nhất trong nhiều loại ung thư.

Nó được tìm thấy trong 10% bệnh ung thư ở người, phổ biến hơn ở các loại ung thư chết người nhất như ung thư tụy hoặc phổi. Nó được gọi là protein "ngôi sao chết" vì hình dạng kỳ lạ và hoàn toàn không có vị trí thích hợp để thuốc nhắm tới.

Vì vậy, khi được xác định năm 1982, KRAS vẫn luôn được coi là "không thể phá hủy".

Chìa khóa để kiểm soát KRAS là kiểm soát các vị trí allosteric trên nó. Đó là những vị trí điều tiết có thể tạo ra sự thay đổi khi liên kết với các tác nhân khác. Nhưng có một thách thức lớn: Các vị trí này rất khó nắm bắt, khiến các nhà khoa học "mất định hướng" khi phát triển thuốc.

Đó chính là các vị trí hiểm hóc mà nhóm khoa học gia Tây Ban Nha - Anh vừa lập bản đồ thành công, phá vỡ rào cản cuối cùng.

Để làm điều đó, họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "quét đột biến sâu", tạo ra hơn 26.000 biến thể của protein KRAS, chỉ thay đổi 1-2 axit amin tại một thời điểm.

Qua công đoạn rà soát, đối chiếu phức tạp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các vị trí "chiến lược" đã được xác định.

"Thách thức lớn trong y học là không biết loại protein nào gây bệnh và cũng không biết cách kiểm soát chúng. Nghiên cứu của chúng tôi thể hiện một chiến lược mới nhắm vào các protein này và tăng tốc độ phát triển các loại thuốc để kiểm soát hoạt động của chúng" - GS-TS Ben Lehner, tác giả chính, cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.