Ngôi nhà mơ ước của mẹ tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi lần về quê, ngước nhìn con rựa, chiếc câu liêm-bộ đồ nghề “đi rú” của cha vẫn còn giắt trên mái nhà, tôi lại nghe như văng vẳng đâu đây bước chân mẹ trong chiều mưa năm nào. Cố nén tiếng nấc mà nước mắt tôi vẫn ứa ra: “Mẹ ơi, đây là ngôi nhà ước mơ một đời của mẹ!”.

Ông bà nội tôi mất lúc cha tôi mới 6 tuổi. Cô tôi một mình vật lộn với mấy sào ruộng nuôi em. Năm 1947, hai chị em theo dân làng tản cư vào núi. Cô tôi mắc bệnh sốt rét. Thuốc thang không có, bệnh cô tôi nặng dần. Lúc lâm chung, cô nắm tay cha tôi nghẹn ngào: “Chị chết cái thân không tiếc, chỉ lo rồi đây ai sẽ bảo ban em”.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Hoàn cảnh gia đình là thế, nhưng cưới vợ chưa đầy 1 năm, cha tôi xung phong đi bộ đội. Để chuẩn bị cho mẹ con tôi ra ở riêng, ông ngoại gọi 3 con rể đến giao nhiệm vụ. Hơn tháng sau thì căn nhà hoàn thành. Trông bên ngoài cũng không đến nỗi nhưng vào trong mới thấy sự chắp vá èo uột: Cột chiếc thấp chiếc cao, đứng chênh vênh trên những tảng đá sần sùi. Kèo, xà lớp cũ lớp mới gá vào nhau. “Hãy tạm vậy đã, khi nào chồng con về rồi tính”-ông ngoại an ủi mẹ tôi.

Vậy là, bắt đầu từ hôm đó, tôi sống với tuổi thơ của mình trong căn nhà, chứng kiến bao nỗi lo toan thắt ruột của mẹ. Nhà cứ 4 năm lại phải thay mái. Dịp đó, cả tháng trời mẹ tôi phải cơm đùm gạo bới lên nguồn cắt tranh. Xong 1 lần lợp nhà, mẹ tôi gầy rộc, mắt trũng sâu... Tuy nhiên, nỗi lo lợp lại nhà chẳng thấm vào đâu với nỗi lo vào mùa lụt bão. Cứ mỗi lần bão nổi là mẹ lại như kiến bò trong chảo nóng, miệng lẩm bẩm cầu trời khấn Phật. Tôi còn nhớ quãng năm 1966, quê tôi có một cơn bão lớn tràn qua. Căn nhà rung lên bần bật. Hoảng hốt, mẹ đội mưa gió sang nhà hàng xóm cầu cứu. Cậu Thể chạy sang bảo: “Chị để em chặt 2 cây cau ngoài vườn vào làm đòn chống, may ra...”. Nói rồi, cậu Thể lao ra vườn, vừa đẵn được một cây thì mẹ cậu đã đứng bên nhà gọi to: “Thể, về mau! Nhà mình cũng sắp sập rồi!”. Hoảng hồn, cậu Thể vứt bịch cây cau xuống sân chạy về. Chẳng còn biết kêu ai nữa, mẹ tôi đành ra vần cây cau vào. Hai mẹ con ráng sức đưa đầu cây lên chống vào xà nhà rồi đóng cọc ghìm chân lại. Mẹ vừa làm vừa khóc, nước mắt nhòe lẫn nước mưa…

Đất nước thống nhất, cha tôi về hưu với hành trang là chiếc ba lô sờn đựng mấy bộ quần áo, 1 túi bột ngọt và mấy bánh lương khô. “Việc lớn xong rồi, giờ chỉ còn lo làm ăn”-ông nói giọng hoan hỉ. Mẹ tôi cười buồn: “Lâu nay chịu khổ quen rồi, tôi chẳng mơ giàu có; những ngày còn lại chỉ mong có được căn nhà chắc chắn cho khỏi lo lụt bão, ông làm sao được thì làm”.

Quê tôi đất chật người đông, nghề phụ không có nên hết việc đồng là cả làng lại kéo nhau vào rừng kiếm cái sinh nhai, gọi là “đi rú”. Đi rú là nghề cực nhọc. Cha tôi tuy còn sức nhưng cột sống ảnh hưởng nặng do một lần bị bom hất văng khỏi hầm trú ẩn, giờ cứ gánh nặng là đau. Biết vậy nhưng cũng đành liều. Nhiều năm đóng quân ở núi Ba Rền, ông biết nơi nào có nhiều mây. Vậy là, hội đi rú mây được cha tôi lập ra. Mỗi chuyến đi kéo dài 5 ngày. Từ quê đi tàu hỏa hơn 30 km rồi đi bộ tiếp 20 km nữa mới đến nơi. Chọn được chỗ thích hợp, dựng lán trại xong là bắt tay ngay vào việc… Mây mọc thành từng cụm, móc vào nhau lùng nhùng, rút được 1 cây nhiều khi hoa cả mắt. Bóc được mây rồi kéo về lán, tối cơm xong là đốt lửa lên chẻ. Mây chẻ xong từng sợi sẽ được gập đôi lại, làm một con sào dài vắt lên phơi nắng. Đến ngày thứ tư, khi hoàn thành công đoạn sấy mây thì đóng hàng để về.

Tôi học xong đại học, ra trường rồi đi làm xa. Trong quãng thời gian 6 năm, cha tôi vẫn miệt mài với những chuyến “đi rú” như thế. Cho đến một ngày, tôi nhận được thư cha báo tin là đã mua được nhà. Đó là một ngôi nhà gỗ của người làng bên. Bởi làm theo lối xưa, giờ lỗi thời nên họ bán rẻ. Hai mái và hàng cột phụ, cha tôi phải mua gỗ làm mới. Cột chính cũng quá thấp, ông phải đúc thêm một khúc xi măng nối vào. Tuy vậy, để hoàn thiện ngôi nhà thì còn phải xây tường bao quanh nữa. Cha tôi lúc này đã yếu, ông không “đi rú” thường xuyên được; nhưng hễ lúc nào thấy khỏe chút là lại liều đi. Tích cóp thêm lương hưu hàng tháng nữa, mấy năm sau thì bức tường xây đá bao quanh cũng hoàn thành. Khỏi phải nói niềm vui sướng lúc này của mẹ tôi… Tiếc thay, niềm hạnh phúc bình dị đó chẳng được lâu. Chưa đầy chục năm sau, khi ngôi nhà hoàn thiện thì cha mẹ tôi lần lượt qua đời. Tôi lập nghiệp ở nơi xa. Em tôi lấy vợ rồi làm nhà ở riêng. Căn nhà để trống...

Mỗi lần về quê, mở cánh cửa ngôi nhà tối om, tôi lại hít một hơi thở thật sâu để nén nỗi xúc động đang trào dâng. Ngước nhìn con rựa, chiếc câu liêm-bộ đồ nghề “đi rú” của cha vẫn còn giắt trên mái nhà, tôi lại nghe như văng vẳng đâu đây bước chân nhấm nháp sự bình yên trong chiều mưa năm nào của mẹ.

 

NGỌC TẤN

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.