Nghiên cứu mới chỉ ra điểm khiến Omicron nguy hiểm hơn Delta

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu của Đan Mạch mới công bố chỉ ra, biến thể Omicron ngăn chặn khả năng miễn dịch ở những người đã tiêm chủng tốt hơn biến thể Delta. Điều này giúp giải thích tại sao Omicron đang lây lan nhanh hơn.
Phòng nghiên cứu của Đại học Copenhagen ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP
Phòng nghiên cứu của Đại học Copenhagen ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP
Kể từ khi phát hiện ra biến thể Omicron vào tháng 11 năm ngoái, các nhà khoa học đã chạy đua để tìm hiểu xem biến thể này liệu có gây bệnh nhẹ hơn không và tại sao lại dễ lây lan hơn so với biến thể Delta. 
Điều tra gần 12.000 hộ gia đình Đan Mạch vào giữa tháng 12.2021, các nhà khoa học phát hiện ra biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao gấp 2,7 đến 3,7 lần so với biến thể Delta trong số những người Đan Mạch đã tiêm chủng.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Cơ quan Thống kê Đan Mạch và Viện Huyết thanh Statens (SSI) thực hiện. Nghiên cứu nhận thấy virus chủ yếu lây lan nhanh hơn vì né khả năng miễn dịch mà vaccine tạo ra tốt hơn. 
“Những phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng sự lây lan nhanh chóng của Omicron chủ yếu có thể là do khả năng né miễn dịch chứ không phải là tăng khả năng lây truyền cơ bản vốn có" - các nhà nghiên cứu thông tin. 
78% dân số Đan Mạch đã tiêm chủng đầy đủ và gần 48% trong số đó đã tiêm liều nhắc lại. Hơn 8 trong số 10 người Đan Mạch đã tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng, so với những người không tiêm chủng, những người đã tiêm liều nhắc lại ít có khả năng truyền virus hơn, bất kể là biến thể nào. 
Dù dễ lây lan hơn nhưng biến thể Omicron dường như ít gây ra bệnh nặng hơn, giám đốc kỹ thuật của SSI, bà Tyra Grove Krause, chia sẻ với truyền thông Đan Mạch ngày 3.1. 
"Dù Omicron vẫn có thể gây sức ép lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhưng mọi thứ đều chỉ ra rằng biến thể này nhẹ hơn so với biến thể Delta” - bà nói. Chuyên gia SSI cho biết thêm, nguy cơ nhập viện do Omicron chỉ bằng một nửa so với Delta.
Kết quả của nghiên cứu mới nhất này củng cố thêm kết quả của nhiều nghiên cứu khác về biến thể Omicron, theo Reuters. 
Trong tổng số 93 người nhập viện do nhiễm biến thể Omciron từ cuối tháng 12, chưa tới 5 người đang phải điều trị tích cực, theo dữ liệu của Đan Mạch.
“Đây có thể là thứ sẽ đưa chúng ta thoát khỏi đại dịch, để nó trở thành làn sóng Corona cuối cùng" - bà Krause nói. 
THANH HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).