Nghĩa tình với học sinh nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) đã xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương” và “Rau xanh Biên phòng đồng hành cùng học sinh bán trú”. Việc làm nghĩa tình ấy đã được chính quyền và người dân địa phương biểu dương, ghi nhận.
Trường Tiểu học Kpă Klơng (xã Ia Nan) có 345 học sinh (100% là người dân tộc thiểu số) theo học ở 12 lớp. Đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em ở xa nên việc đến trường học 2 buổi/ngày không thuận lợi. Được sự cho phép của cấp trên, nhà trường đã mở bếp ăn bán trú cho 90 em. Cô Trần Thị Nhung-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Để tạo điều kiện cho các em đến trường, Ban Giám hiệu quyết định mở bếp ăn bán trú, các em chỉ nộp 10 ngàn đồng/bữa. Số tiền này không đủ mua lương thực, thực phẩm nên nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm, cơ quan, đơn vị giúp đỡ để tạo điều kiện nâng bước các em tới trường. “Bản thân tôi chủ động liên hệ để sửa quần áo, giày dép cho các em, đồng thời phối hợp với Đồn Biên phòng Ia Nan triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương” và “Rau xanh Biên phòng đồng hành cùng các em học sinh bán trú”. Mình là giáo viên, không chỉ dạy các em con chữ, đạo làm người mà cần biết chăm sóc, lo lắng cho đời sống học sinh. Có như vậy, các em mới yên tâm tới trường, thắp sáng khát vọng vì một cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn”-cô Nhung tâm sự.
Đồn Biên phòng Ia Nan tặng rau xanh và gạo cho bếp ăn bán trú Trường tiểu học Kpă Klơng. Ảnh: Thiên Thanh
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan tặng rau xanh và gạo cho bếp ăn bán trú Trường Tiểu học Kpă Klơng. Ảnh: Thiên Thanh
Thiếu tá Phan Trung Tình-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Nan-cho hay: “Khi tiếp nhận đề nghị của trường, chúng tôi đã bàn bạc, lên kế hoạch để xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương” và “Rau xanh Biên phòng đồng hành cùng học sinh bán trú”. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều hiểu đây là việc làm nghĩa tình, góp phần chia sẻ những khó khăn với nhà trường cũng như các em học sinh”. Theo đó, vào thứ hai và thứ ba hàng tuần, đơn vị hỗ trợ 5-6 kg rau xanh và mỗi tháng hỗ trợ 15 kg gạo cho bếp ăn bán trú của trường. Để có rau xanh hỗ trợ học sinh, đơn vị tích cực tăng gia sản xuất, chọn các loại rau củ quả phù hợp với từng mùa. Với mô hình “Hũ gạo tình thương”, trước khi nấu cơm, cán bộ, nhà bếp bớt lại một ít gạo bỏ vào hũ. Cuối tháng, các đầu mối tổ chức thu lại và tính toán số lượng để hỗ trợ nhà trường.
Đại tá Nguyễn Văn Nghị-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tặng quà Tết cho các em học sinh nghèo. Ảnh: Thiên Thanh
Đại tá Nguyễn Văn Nghị-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tặng quà Tết cho các em học sinh nghèo. Ảnh: Thiên Thanh
Nhờ bếp ăn bán trú và mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Rau xanh Biên phòng đồng hành cùng học sinh bán trú” mà nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Ia Nan đã được nâng bước tới trường. Em Rơ Châm H’Uyên-học sinh lớp 5B (Trường Tiểu học Kpă Klơng) cho biết: “Nhà em ở xa trường. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, em may mắn được ăn bán trú tại trường mỗi tuần 2 buổi. Bố mẹ em chỉ bỏ ra 20 ngàn đồng nhưng bữa ăn rất ngon, có đầy đủ chất dinh dưỡng. Em rất cảm ơn các chú Bộ đội Biên phòng và thầy-cô giáo đã tạo điều kiện để chúng em có những bữa ăn bán trú ngon miệng. Chúng em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng tin yêu của mọi người”.
Trao đổi với P.V, bà Bùi Thị Thanh-Chủ tịch UBND xã Ia Nan-đánh giá: Đây là chương trình ý nghĩa, mang tính nhân văn. Chúng tôi mong muốn ngoài duy trì 2 mô hình này, Đồn Biên phòng Ia Nan sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động ý nghĩa nữa để xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân vững mạnh, rộng khắp.
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.