Ngành Thuế tỉnh Gia Lai chủ động bứt phá từ đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đạt mục tiêu thu ngân sách 4.905 tỷ đồng, ngành Thuế tỉnh đã chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp để kịp thời thu đúng, thu đủ các khoản phát sinh trên địa bàn ngay trong tháng đầu, quý đầu của năm 2019.  
Trên tinh thần bám sát chủ đề “Kỷ cương, liêm chính, hành động, bứt phá, sáng tạo, phát triển” của Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, ngành Thuế xác định rõ cần chủ động bứt phá ngay từ ngày đầu, tháng đầu, quý đầu của năm 2019 để các khoản thu, sắc thuế sớm đạt dự toán. Đây là điều kiện cần thiết nhằm hiện thực hóa dự toán pháp lệnh Bộ Tài chính giao tổng thu nội địa tính cân đối 4.427,6 tỷ đồng và dự toán HĐND tỉnh giao tổng thu trên địa bàn 4.905 tỷ đồng.
 Thu thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh. Ảnh: Đ.T
Thu thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh. Ảnh: Đ.T
Nỗ lực vượt qua áp lực, thử thách ngay từ đầu năm là tâm thế chung của ngành Thuế tỉnh, trong đó có Chi cục Thuế TP. Pleiku-đơn vị có số thu lớn thứ 2 toàn tỉnh và chiếm gần 1/4 tổng thu của tỉnh. Năm 2019, Chi cục được giao dự toán thu ngân sách 1.142 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018. Để hoàn thành mục tiêu này, bình quân số thu mỗi tháng phải đạt trên 95 tỷ đồng. “Trên tinh thần tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, đạo đức công vụ đội ngũ cán bộ, công chức, ngay trong tháng đầu tiên, Chi cục triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường chống thất thu thuế, đồng thời đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính”-ông Nguyễn Đình Chuyên-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku-cho biết.
Theo đó, Chi cục Thuế thành phố tập trung phân tích, đánh giá các khoản thu theo từng lĩnh vực, địa bàn để chỉ đạo các đội thuế có giải pháp thu kịp thời cho ngân sách, nhất là các khoản thu thường tập trung đầu tháng, đầu quý như thuế môn bài, hộ khoán, báo cáo quyết toán thuế, kê khai hộ đầu năm, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, Chi cục tiến hành phân tích, xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu, khai thác các nguồn thu tiềm năng để bù đắp khoản hụt thu kết hợp với công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tiếp tục triển khai mở rộng dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế qua ngân hàng thương mại, nộp thuế điện tử đối với hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ; khai thác có hiệu quả nguồn thông tin từ hệ thống đăng ký doanh nghiệp…
Theo thống kê từ Kho bạc Nhà nước tỉnh, trong tháng 1-2019 (tính đến ngày 27-1), tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 364,5 tỷ đồng, đạt 8,1% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 7,4% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 73,4% so với số thu cùng kỳ năm trước. Nếu tính theo dự toán HĐND tỉnh giao (phấn đấu đạt 4.905 tỷ đồng trong năm nay) thì bình quân số thu ngành Thuế phải thực hiện khoảng 408 tỷ đồng/tháng. Theo ông Trần Quang Thành-Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh: “Để hoàn thành dự toán do Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao, ngay từ đầu năm, Cục Thuế đã rà soát, triển khai đồng bộ các giải pháp về thuế nhằm khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo tiến độ thu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều này là cần thiết nhằm tạo ra sự bứt phá, tạo tiền đề cho các tháng, các quý tiếp theo”.
Cũng theo ông Thành, Cục Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ giao đất, đấu giá đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thác nguồn thu từ đất. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm tham mưu kịp thời cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, đề án trong công tác quản lý thuế trên địa bàn. Liên quan đến công tác thuế, Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác quản lý hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến công tác kê khai thuế; thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo đúng quy định. Mặt khác, đôn đốc người nộp thuế nộp kịp thời vào ngân sách các khoản chênh lệch sau quyết toán thuế năm 2018; đôn đốc nộp kịp thời các sổ bộ thuế năm 2019 như lệ phí môn bài, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; phối hợp các cơ quan liên quan đến việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước để đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp kịp thời tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và khoản thuế có liên quan...
Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

null